Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng xen dưới tán cao su: Làm chơi ăn thật

Trồng xen dưới tán cao su: Làm chơi ăn thật
Ngày đăng: 24/10/2015

Đó cũng là thời điểm nở rộ phong trào trồng xen các loại cây trồng như dưa hấu, bí xanh, dứa… dưới tán cao su.

Dù chỉ là trồng xen nhưng đã đem lại nguồn thu nhập chính trong thời kỳ cây cao su chưa cho mủ.

Hiệu quả từ mô hình này giúp người nông dân có điều kiện gắn bó lâu dài với cao su.

Do bị cơn bão số 3 tàn phá, đầu năm 2011, ông Trần Xuân Công, xóm Tân Yên trồng lại 2 ha cao su.

Gần 1 năm không có thu nhập, ông phải đi làm thợ xây để trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học.

Trong khi đó, diện tích đất trống giữa các hàng cao su lại đang bỏ phí.

Ông Công bàn với vợ trồng 2 ha dưa hấu giống Phù Đổng giữa các hàng cao su.

Vụ đầu, gia đình ông thu về 30 tấn quả, tư thương đến tận vườn thu mua được 150 triệu đồng.

Năm 2013 ông chuyển sang trồng 1 ha dứa, 1 ha bí xanh.

Cây bí xanh cho thu hoạch gần 20 tấn quả, bán được trên 100 triệu đồng; cây dứa 1 năm tuổi cũng cho nguồn thu trên 50 triệu đồng.

Có tiền để tái đầu tư, năm 2014 ông Công lắp đặt hệ thống nước tưới nhỏ giọt, giữ nguyên diện tích dứa, trồng thêm 1 sào ớt ngọt, số còn lại tiếp tục trồng bí xanh.

Năm đó, ông thu về 20 triệu đồng tiền bán ớt; 50 triệu đồng tiền bán dứa quả và 85 triệu tiền bí xanh.

Năm 2015, từ cây bí chính vụ ông Công thu trên 80 triệu đồng, ước tính bí trái vụ thu thêm 50 triệu đồng và gần 60 triệu đồng tiền bán dứa quả, dứa giống.

Tổng nguồn thu năm 2015 ước gần 200 triệu đồng.

Dẫn chúng tôi đi dưới những tán cao su đã sắp khép tán, những giàn bí sai trĩu quả, ông Công phấn khởi, chi phí đầu tư cho cây cao su rất lớn, nếu không tìm được một phương án để lấy ngắn nuôi dài thì người trồng cao su sẽ gặp nhiều khó khăn!

Khi cây cao su chưa khép tán, thấy đất trống, cỏ mọc gia đình thấy để như thế sẽ rất phí nên trồng thử một số cây trồng như bí xanh, dứa, dưa hấu, ớt cay không ngờ lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Từ nguồn thu này, gia đình ông Công có thêm tiền để trang trải cuộc sống, không phải đi làm thuê, lại có chi phí đầu tư cho cây cao su hàng năm.

Nghệ An có hơn 12.000 ha cao su, trong đó gần 7.000 ha đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nếu mô hình trồng xen các loại cây ngắn ngày như ở xã Tân Phú được áp dụng rộng rãi thì trong thời gian chờ khai thác mủ, mỗi năm người trồng cao su trong tỉnh sẽ có nguồn thu nhập rất lớn.

Đây là phương án tối ưu vừa giúp bà con nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, vừa duy trì và phát triển cây công nghiệp dài ngày một cách bền vững.

Đặc biệt, việc trồng xen dưới tán cao su sẽ tạo điều kiện nâng cao độ tơi xốp, giữ ẩm cho đất, sạch cỏ, cây cao su phát triển tốt.

Ở xã có hàng trăm hộ dân trồng xen, đem lại nguồn thu nhập chính khi cây cao su chưa cho mủ.

Ông Công chỉ là một trong số số hàng trăm hộ dân ở xã Tân Phú đã áp dụng mô hình trồng xen đem lại thu nhập cao.

Qua thực tế SX, cây bí, cây dưa trồng xen dưới tán cao su đã khẳng định ưu thế vượt trội.

Đó là: Dễ trồng, giữ ẩm, tạo độ tơi xốp cho đất, năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Chi phí đầu tư mỗi ha trồng xen khoảng 20 triệu đồng nhưng có thể cho thu nhập từ 100 đến 120 triệu đồng/năm.

Ông Phạm Triệu Phú, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Phú (nguyên Chủ tịch Hộ Nông dân xã) cho biết, toàn xã hiện có khoảng 200 ha cao su trồng mới (1 -4 năm tuổi).

Mỗi năm, Tân Phú có thêm khoảng 50 ha cao su trồng mới, tất cả đều đã được người dân tận dụng để trồng xen, mang lại nguồn thu đáng kể trong thời kỳ cây cao su kiến thiết cơ bản.

Từ năm 2011 đến nay, phong trào trồng dưa hấu, bí xanh, dứa xen cao su nở rộ, cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.

Ngoài ra, dưới tán cao su, người dân còn trồng các loại cây trồng khác như lạc, đậu, lạc…

Theo thống kê, Tân Kỳ hiện có gần 2.000 ha cây cao su, trong đó có trên 1.000 ha đang thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Đến thời điểm này, các vùng trồng cao su trong toàn huyện cơ bản đã thực hiện trồng xen để tăng nguồn thu cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Trang Trại Xanh Trên Vùng Đất Khát Trang Trại Xanh Trên Vùng Đất Khát

Thăm trang trại tổng hợp của ông Đàm Thọ ở xã Lộc Yên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chúng tôi cảm phục trước nghị lực và táo bạo của vợ chồng ông.

21/06/2013
Xuất Khẩu Cà Phê Giảm Gần 50% Xuất Khẩu Cà Phê Giảm Gần 50%

Cục Thống kê Đồng Nai cho biết, sản lượng cà phê xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2013 của Đồng Nai ước đạt hơn 85 ngàn tấn, giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2012. Xuất khẩu cà phê từ đầu năm đến nay không chỉ giảm mạnh về sản lượng mà giá cũng giảm. Theo một số chuyên gia kinh tế, nguyên nhân khiến cà phê xuất khẩu giảm mạnh là do niên vụ 2012-2013, cà phê trên thế giới được mùa, nguồn cung khá dồi dào.

21/06/2013
Triển Khai Dự Án Sản Xuất Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Triển Khai Dự Án Sản Xuất Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Theo Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang, dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2 năm 2013-2014 sẽ được triển khai tại xã Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo.

21/06/2013
Thoát Nghèo Nhờ Dưa Hấu Thoát Nghèo Nhờ Dưa Hấu

Cây dưa hấu đã làm thay đổi đời sống ở một vùng quê từ đói nghèo sang khá, đó là phải nói đến xã Đồng Việt, Yên Dũng (Bắc Giang). Đến nay tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm xuống từ 27% năm 2005, xuống còn dưới 10%. Điển hình như gia đình ông Trần Văn Khu, Trần Văn Thanh, Trần Văn Khánh...

21/06/2013
Thu Tiền Tỉ Từ Nuôi Tôm Hùm Thu Tiền Tỉ Từ Nuôi Tôm Hùm

Mấy năm gần đây, tại đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài, xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu, phong trào nuôi tôm hùm phát triển mạnh mẽ và ổn định. Nhờ vậy, nghề nuôi tôm hùm trong lồng đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, mở ra một hướng đi mới cho người dân trong huyện Sông Cầu nói riêng và tỉnh Phú Yên nói chung.

21/06/2013