Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng xen dưới tán cao su: Làm chơi ăn thật

Trồng xen dưới tán cao su: Làm chơi ăn thật
Ngày đăng: 24/10/2015

Đó cũng là thời điểm nở rộ phong trào trồng xen các loại cây trồng như dưa hấu, bí xanh, dứa… dưới tán cao su.

Dù chỉ là trồng xen nhưng đã đem lại nguồn thu nhập chính trong thời kỳ cây cao su chưa cho mủ.

Hiệu quả từ mô hình này giúp người nông dân có điều kiện gắn bó lâu dài với cao su.

Do bị cơn bão số 3 tàn phá, đầu năm 2011, ông Trần Xuân Công, xóm Tân Yên trồng lại 2 ha cao su.

Gần 1 năm không có thu nhập, ông phải đi làm thợ xây để trang trải cuộc sống và nuôi con ăn học.

Trong khi đó, diện tích đất trống giữa các hàng cao su lại đang bỏ phí.

Ông Công bàn với vợ trồng 2 ha dưa hấu giống Phù Đổng giữa các hàng cao su.

Vụ đầu, gia đình ông thu về 30 tấn quả, tư thương đến tận vườn thu mua được 150 triệu đồng.

Năm 2013 ông chuyển sang trồng 1 ha dứa, 1 ha bí xanh.

Cây bí xanh cho thu hoạch gần 20 tấn quả, bán được trên 100 triệu đồng; cây dứa 1 năm tuổi cũng cho nguồn thu trên 50 triệu đồng.

Có tiền để tái đầu tư, năm 2014 ông Công lắp đặt hệ thống nước tưới nhỏ giọt, giữ nguyên diện tích dứa, trồng thêm 1 sào ớt ngọt, số còn lại tiếp tục trồng bí xanh.

Năm đó, ông thu về 20 triệu đồng tiền bán ớt; 50 triệu đồng tiền bán dứa quả và 85 triệu tiền bí xanh.

Năm 2015, từ cây bí chính vụ ông Công thu trên 80 triệu đồng, ước tính bí trái vụ thu thêm 50 triệu đồng và gần 60 triệu đồng tiền bán dứa quả, dứa giống.

Tổng nguồn thu năm 2015 ước gần 200 triệu đồng.

Dẫn chúng tôi đi dưới những tán cao su đã sắp khép tán, những giàn bí sai trĩu quả, ông Công phấn khởi, chi phí đầu tư cho cây cao su rất lớn, nếu không tìm được một phương án để lấy ngắn nuôi dài thì người trồng cao su sẽ gặp nhiều khó khăn!

Khi cây cao su chưa khép tán, thấy đất trống, cỏ mọc gia đình thấy để như thế sẽ rất phí nên trồng thử một số cây trồng như bí xanh, dứa, dưa hấu, ớt cay không ngờ lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Từ nguồn thu này, gia đình ông Công có thêm tiền để trang trải cuộc sống, không phải đi làm thuê, lại có chi phí đầu tư cho cây cao su hàng năm.

Nghệ An có hơn 12.000 ha cao su, trong đó gần 7.000 ha đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nếu mô hình trồng xen các loại cây ngắn ngày như ở xã Tân Phú được áp dụng rộng rãi thì trong thời gian chờ khai thác mủ, mỗi năm người trồng cao su trong tỉnh sẽ có nguồn thu nhập rất lớn.

Đây là phương án tối ưu vừa giúp bà con nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, vừa duy trì và phát triển cây công nghiệp dài ngày một cách bền vững.

Đặc biệt, việc trồng xen dưới tán cao su sẽ tạo điều kiện nâng cao độ tơi xốp, giữ ẩm cho đất, sạch cỏ, cây cao su phát triển tốt.

Ở xã có hàng trăm hộ dân trồng xen, đem lại nguồn thu nhập chính khi cây cao su chưa cho mủ.

Ông Công chỉ là một trong số số hàng trăm hộ dân ở xã Tân Phú đã áp dụng mô hình trồng xen đem lại thu nhập cao.

Qua thực tế SX, cây bí, cây dưa trồng xen dưới tán cao su đã khẳng định ưu thế vượt trội.

Đó là: Dễ trồng, giữ ẩm, tạo độ tơi xốp cho đất, năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Chi phí đầu tư mỗi ha trồng xen khoảng 20 triệu đồng nhưng có thể cho thu nhập từ 100 đến 120 triệu đồng/năm.

Ông Phạm Triệu Phú, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Phú (nguyên Chủ tịch Hộ Nông dân xã) cho biết, toàn xã hiện có khoảng 200 ha cao su trồng mới (1 -4 năm tuổi).

Mỗi năm, Tân Phú có thêm khoảng 50 ha cao su trồng mới, tất cả đều đã được người dân tận dụng để trồng xen, mang lại nguồn thu đáng kể trong thời kỳ cây cao su kiến thiết cơ bản.

Từ năm 2011 đến nay, phong trào trồng dưa hấu, bí xanh, dứa xen cao su nở rộ, cho thu nhập bình quân gần 100 triệu đồng/ha/năm.

Ngoài ra, dưới tán cao su, người dân còn trồng các loại cây trồng khác như lạc, đậu, lạc…

Theo thống kê, Tân Kỳ hiện có gần 2.000 ha cây cao su, trong đó có trên 1.000 ha đang thời kỳ kiến thiết cơ bản.

Đến thời điểm này, các vùng trồng cao su trong toàn huyện cơ bản đã thực hiện trồng xen để tăng nguồn thu cho người nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Giống “Cá Tiến Vua” Để Xóa Nghèo Ở Quang Bình (Hà Giang) Nhân Giống “Cá Tiến Vua” Để Xóa Nghèo Ở Quang Bình (Hà Giang)

Hiện nay, những loài cá được liệt vào hàng quý hiếm trong tự nhiên đang bị khai thác quá mức, nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Do vậy, bảo tồn nguồn gen quý hiếm của các loài cá này đang trở nên cấp bách. Tuy nhiên, việc nhân giống và phát triển nuôi đối tượng này vẫn còn khá gian nan nên nguồn cung cấp cá giống khá khan hiếm và nguồn cung về cá thương phẩm lại càng hiếm hơn...

02/08/2013
Nhiều Hộ Nuôi Cá Tra Vẫn Phải Vay Lãi Suất Trên 15%/năm Nhiều Hộ Nuôi Cá Tra Vẫn Phải Vay Lãi Suất Trên 15%/năm

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được vay vốn với lãi suất hợp lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phối hợp với các cơ quan liên quan như Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Hội Nghề cá, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản… kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chỉ đạo trên đối với lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ cá tra tại An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long (khu vực chiếm khoảng 65% sản lượng cá tra nguyên liệu và 80 - 90% cá giống).

16/11/2012
Thu Nhập Cao Từ Nuôi Gà Mông Thu Nhập Cao Từ Nuôi Gà Mông

Theo anh cán bộ khuyến nông huyện Đại Từ chúng tôi tới thăm trang trại của ông Đoàn Văn Chóng - xóm Tiên Trường 1 - xã Tiên Hội để tìm hiểu về giống gà đen Mông. Trang trại của ông Chóng rộng hơn 14.000 m2 bao gồm các loại cây ăn quả, cây chè; ông quy hoạch khoảng 4.000 m2 dưới tán cây vải thiều để đầu tư nuôi gà chăn thả.

23/06/2013
Cần Xác Định Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Chết Hàng Loạt Ở Đồng Tháp Cần Xác Định Rõ Nguyên Nhân Cá Điêu Hồng Chết Hàng Loạt Ở Đồng Tháp

Từ 11 đến 14-11, cá điêu hồng nuôi lồng bè ở thị trấn Thanh Bình và xã Tân Thạnh huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trạm Thủy sản huyện Thanh Bình, đến chiều ngày 14-11, trên địa bàn huyện đã có 20 lồng bè tương đương 40 tấn cá của 9 hộ nuôi ở cồn Phú Mỹ (thị trấn Thanh Bình) và ấp Nam xã Tân Thạnh bị thiệt hại từ 30 đến 40%, ước thiệt hại hơn 1 tỉ đồng.

17/11/2012
Dự Án Nuôi Ốc Hương Kết Hợp Với Tu Hài Đạt Kết Quả Tốt Dự Án Nuôi Ốc Hương Kết Hợp Với Tu Hài Đạt Kết Quả Tốt

Từ năm 2012 đến nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã chuyển giao công nghệ nuôi ốc hương kết hợp với tu hài cho hàng chục hộ ở xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Cùng với hướng dẫn kỹ thuật, dự án đã hỗ trợ cho 20 hộ, với 40 đăng ở xã Vạn Hưng về giống.

02/08/2013