Trồng xen chanh dây trong vườn cao su cho thu nhập cao

Tại ấp 54, xã Lộc An (Lộc Ninh - Bình Phước) có hộ anh Lê Đình Hùng (1980) đã thuê đất cao su kiến thiết cơ bản để trồng xen chanh dây mang lại thu nhập cao.
Với diện tích 4 ha trồng xen trong vườn cao su, nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt nên cây chanh dây cho rất nhiều trái.
Chanh dây trồng 6 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Hiện gia đình anh Hùng có 2.000 cây cho thu hoạch và cứ khoảng 2 tháng cho thu 1 lứa.
Gia đình anh Hùng thu hoạch chanh dây
Anh Hùng cho biết: “Đây là cây trồng xen mới nên hiểu biết về nó còn quá ít.
Đặc biệt là sâu bệnh gây hại. Quan trọng nhất là không để ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây cao su.
Chanh dây cần bón phân và chăm sóc hằng ngày nên hỗ trợ cho cây cao su phát triển
. Ngoài bón phân cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, người làm vườn còn phải cắt nhánh và lá theo định kỳ để cây đủ ánh sáng nhằm chống sâu bệnh, tăng năng suất”.
Trước khi thực hiện mô hình này, anh Hùng đã đi nhiều nơi học hỏi cũng như tham khảo các giống chanh dây cho năng suất cao.
Qua những chuyến đi, anh đã đúc rút kinh nghiệm, từ đào hố trồng đến bố trí trụ chính và trụ phụ cho giàn. Anh còn bố trí dây chính và dây phụ trên giàn, cũng như kỹ thuật kéo dây nhằm tiết kiệm nhân công, vật tư mà vẫn đảm bảo chanh phát triển nhanh.
Để đầu ra ổn định, anh Hùng đã liên hệ bán sỉ cho một đại lý tại huyện Lộc Ninh. Mỗi vụ, gia đình anh bán chừng 35 - 40 tấn trái.
Anh cho biết: “Nếu một 1 ha trồng mật độ 5x5m như vườn này thì đầu tư giống khoảng 20 triệu đồng cộng với tiền trụ, dây thép và phân bón.
Gia đình làm không thuê lao động nên giảm được chí phí. Với giá bán khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg, từ lứa thứ ba trở đi, mỗi ha chanh dây trồng xen thu được trên 50 triệu đồng/lứa, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng hơn 30 triệu đồng.
Với 4 ha đất thuê trong 5 năm đã giúp gia đình tôi có cuộc sống khá hơn. Đây cũng là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả đối với những hộ ít đất sản xuất”.
Có thể bạn quan tâm

Đó là khẳng định của ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ NNPTNT tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều ngày, 17/9.

Có thể nói, hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản năm nay của ngư dân thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) không thuận lợi vì chi phí đánh bắt tăng cao dẫn đến đời sống của ngư dân khai thác và sơ chế thủy sản gặp không ít khó khăn.

Thạc sĩ Phan Phương Loan, Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên (Trường đại học An Giang) vừa thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá trê vàng”. Đề tài triển khai thực nghiệm tại ấp Bình Hòa 2, xã Mỹ Khánh (TP.Long Xuyên) bằng hai hình thức sử dụng 100% thức ăn là cá tạp và 50% cá tạp, kết hợp 50% thức ăn công nghiệp.

Hơn 10 ngày qua, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) tăng nhẹ trở lại. Hiện tôm loại 1 có giá hơn 1,7 triệu đồng/kg, tôm loại 2 và loại 3 giá từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/kg, cao hơn 200.000 đồng so với trước đây 2 tuần.

Niên vụ 2012 - 2013, tổng diện tích mía tím trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) tăng hơn 300 ha. Nếu như trước đây, mía tím chỉ được trồng ở những khu vực đất đai màu mỡ, gần nguồn nước như: xã Sơn Hiệp, Ba Cụm Bắc, thị trấn Tô Hạp... thì hiện nay, cây mía tím đã được trồng ở một số khu vực có điều kiện sản xuất không thuận lợi như xã Ba Cụm Nam.