Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng xen chanh dây trong vườn cao su cho thu nhập cao

Trồng xen chanh dây trong vườn cao su cho thu nhập cao
Ngày đăng: 12/10/2015

Tại ấp 54, xã Lộc An (Lộc Ninh - Bình Phước) có hộ anh Lê Đình Hùng (1980) đã thuê đất cao su kiến thiết cơ bản để trồng xen chanh dây mang lại thu nhập cao.

Với diện tích 4 ha trồng xen trong vườn cao su, nhờ kỹ thuật chăm sóc tốt nên cây chanh dây cho rất nhiều trái.

Chanh dây trồng 6 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Hiện gia đình anh Hùng có 2.000 cây cho thu hoạch và cứ khoảng 2 tháng cho thu 1 lứa.

 

Gia đình anh Hùng thu hoạch chanh dây

Anh Hùng cho biết: “Đây là cây trồng xen mới nên hiểu biết về nó còn quá ít.

Đặc biệt là sâu bệnh gây hại. Quan trọng nhất là không để ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây cao su.

Chanh dây cần bón phân và chăm sóc hằng ngày nên hỗ trợ cho cây cao su phát triển

. Ngoài bón phân cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, người làm vườn còn phải cắt nhánh và lá theo định kỳ để cây đủ ánh sáng nhằm chống sâu bệnh, tăng năng suất”.

Trước khi thực hiện mô hình này, anh Hùng đã đi nhiều nơi học hỏi cũng như tham khảo các giống chanh dây cho năng suất cao.

Qua những chuyến đi, anh đã đúc rút kinh nghiệm, từ đào hố trồng đến bố trí trụ chính và trụ phụ cho giàn. Anh còn bố trí dây chính và dây phụ trên giàn, cũng như kỹ thuật kéo dây nhằm tiết kiệm nhân công, vật tư mà vẫn đảm bảo chanh phát triển nhanh.

Để đầu ra ổn định, anh Hùng đã liên hệ bán sỉ cho một đại lý tại huyện Lộc Ninh. Mỗi vụ, gia đình anh bán chừng 35 - 40 tấn trái.

Anh cho biết: “Nếu một 1 ha trồng mật độ 5x5m như vườn này thì đầu tư giống khoảng 20 triệu đồng cộng với tiền trụ, dây thép và phân bón.

Gia đình làm không thuê lao động nên giảm được chí phí. Với giá bán khoảng 7.000 - 8.000 đồng/kg, từ lứa thứ ba trở đi, mỗi ha chanh dây trồng xen thu được trên 50 triệu đồng/lứa, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng hơn 30 triệu đồng.

Với 4 ha đất thuê trong 5 năm đã giúp gia đình tôi có cuộc sống khá hơn. Đây cũng là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả đối với những hộ ít đất sản xuất”.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Mô Hình Thâm Canh Lúa IR64 Tại Xã Na Ư Triển Vọng Mô Hình Thâm Canh Lúa IR64 Tại Xã Na Ư

Là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên, diện tích đất sản xuất lúa nước của Na Ưchỉ có 67ha; trình độ thâm canh, áp dụng KHKT vào sản xuất của người dân còn hạn chế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây lúa, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn.

29/06/2013
Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao

Huyện Kbang (Gia Lai) có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

13/08/2013
Ớt, Hành Hàn Quốc Năng Suất “Khủng” Ớt, Hành Hàn Quốc Năng Suất “Khủng”

Giống ớt của Hàn Quốc trồng thử nghiệm tại nước ta cho năng suất 20 - 21 tấn/ha, còn giống hành lá cho năng suất tới 70 tấn/ha, cao gấp 2 - 3 lần các giống bản địa.

19/01/2013
Hỗ Trợ Chứng Nhận Sản Phẩm Vải Thiều An Toàn Ở Bắc Giang Hỗ Trợ Chứng Nhận Sản Phẩm Vải Thiều An Toàn Ở Bắc Giang

Ban Quản lý dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển Chương trình khí sinh học (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang) phối hợp với đơn vị chuyên môn thực hiện mô hình hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn đối với vải thiều.

30/03/2013
Hỗ Trợ Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học Hỗ Trợ Nông Dân Xây Dựng Mô Hình Nuôi Tôm An Toàn Sinh Học

Thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Trúc Anh (gọi tắt là Công ty Trúc Anh), Doanh nghiệp tư nhân tôm giống Dương Hùng (gọi tắt là DNTN Dương Hùng) đầu tư, hỗ trợ và xây dựng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học (ATSH), nhằm chuyển giao khoa học - kỹ thuật và xây dựng mô hình để nhân rộng ra cho nông dân học tập kinh nghiệm.

13/08/2013