Trồng Xen Canh Cây Ăn Trái Cho Hiệu Quả Cao

Nông dân Giáp Văn Công, ngụ tổ 3, khu phố Suối Cam, xã Tiến Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã trồng xen cây ăn trái (măng cụt, sầu riêng) trong vườn tiêu gần 10 năm. Mô hình xen canh này đã giúp gia đình anh Công thu nhập cao.
Năm 2003, anh Công được bác ruột cho 1 ha đất trả vào công làm trong 8 năm. Có đất, gia đình anh trồng được 200 gốc tiêu. Thời gian này, anh Công xem sách, báo và đi tham quan học hỏi các mô hình trồng xen canh cây sầu riêng, măng cụt để áp dụng. Anh thấy nếu chỉ trông chờ vào vườn tiêu thì thu nhập không ổn định, giá lại thất thường. Còn nếu trồng xen cây ăn trái sẽ nâng cao thu nhập, hỗ trợ khi tiêu xuống giá.
Năm 2004, gia đình anh Công trồng xen vào vườn tiêu 40 cây măng cụt và 60 cây sầu riêng, hai năm gần đây trồng thêm trên 20 cây măng cụt. Anh Công cho biết, đất đỏ bazan phù hợp để xen canh các cây ăn trái. Ưu điểm của giống cây này là chiếm ít diện tích, ưa bóng mát, năng suất cao và giá ổn định, do vậy có thể trồng xen trong vườn tạp hoặc trồng chuyên canh với diện tích lớn.
Nếu biết tận dụng và làm đúng kỹ thuật sẽ giúp nâng cao thu nhập cho nông dân. Cây tốt có thể cho trái sau 7-8 năm trồng. Măng cụt, sầu riêng trổ hoa vào tháng 1, 2 và bắt đầu thu hoạch trái từ tháng 5 đến tháng 8. Cây măng cụt 7 năm tuổi cho khoảng 10 trái bói (1 kg), cây 8 tuổi cho 40 trái, cây 9 tuổi 100 trái, cây 15 năm tuổi cho khoảng 600 - 800 trái (60 - 80kg).
Những năm qua, vườn xen canh 3 loại cây trồng của gia đình anh Công luôn cho thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011, tổng thu nhập bình quân đạt 70 triệu đồng, đến 2012 đạt 90 triệu đồng (đã trừ chi phí). Anh Công dự đoán năm nay vườn cây gia đình sẽ có trên 80% cho thu hoạch (tiêu chiếm trên 50%, còn lại trên 30% là cây ăn trái), thu nhập đạt khoảng 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương, trung bình hàng năm lực lượng QLTT phát hiện, xử lý khoảng 300 vụ vi phạm, xử phạt hành chính hàng tỷ đồng. Nhưng đến nay, buôn lậu phân bón giả vẫn tràn lan và ngày càng phức tạp. Các vụ vi phạm chủ yếu vẫn là sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, nhái nhãn mác… tập trung nhiều các tỉnh như An Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre, Đồng Nai, Lâm Đồng.

Những ngày qua, người trồng chanh ở các tỉnh ĐBSCL “ăn ngủ không yên” vì giá chanh tươi tuột dốc thê thảm. Theo ghi nhận, giá chanh tươi loại 1 ở Long An và Bến Tre chỉ còn 7.000-10.000 đồng/kg, riêng chanh “dạt” chỉ còn hơn 2.000-4.000 đồng/kg.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 11 ước đạt 2,66 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 11 tháng đầu năm 2014 lên 28,20 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2013.

Nhằm góp phần hỗ trợ xuất khẩu (XK) 6 tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã quyết định điều chỉnh tỷ giá thêm 1%. Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh này không ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Cũng theo các trang đặt hàng này, giá bưởi này do người dân vùng trồng (Vĩnh Long) báo, nhưng chưa phải giá chốt, và đây chỉ là giá bán buôn. Số lượng quả có thể đặt hàng là không hạn chế, mua nhiều sẽ được chiết khấu. Tuy nhiên, thời gian chính xác để nhận hàng hiện chưa có, cửa hàng chỉ hứa sẽ có trước tết Dương lịch.