Trồng Xen Canh Cây Ăn Trái Cho Hiệu Quả Cao

Nông dân Giáp Văn Công, ngụ tổ 3, khu phố Suối Cam, xã Tiến Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã trồng xen cây ăn trái (măng cụt, sầu riêng) trong vườn tiêu gần 10 năm. Mô hình xen canh này đã giúp gia đình anh Công thu nhập cao.
Năm 2003, anh Công được bác ruột cho 1 ha đất trả vào công làm trong 8 năm. Có đất, gia đình anh trồng được 200 gốc tiêu. Thời gian này, anh Công xem sách, báo và đi tham quan học hỏi các mô hình trồng xen canh cây sầu riêng, măng cụt để áp dụng. Anh thấy nếu chỉ trông chờ vào vườn tiêu thì thu nhập không ổn định, giá lại thất thường. Còn nếu trồng xen cây ăn trái sẽ nâng cao thu nhập, hỗ trợ khi tiêu xuống giá.
Năm 2004, gia đình anh Công trồng xen vào vườn tiêu 40 cây măng cụt và 60 cây sầu riêng, hai năm gần đây trồng thêm trên 20 cây măng cụt. Anh Công cho biết, đất đỏ bazan phù hợp để xen canh các cây ăn trái. Ưu điểm của giống cây này là chiếm ít diện tích, ưa bóng mát, năng suất cao và giá ổn định, do vậy có thể trồng xen trong vườn tạp hoặc trồng chuyên canh với diện tích lớn.
Nếu biết tận dụng và làm đúng kỹ thuật sẽ giúp nâng cao thu nhập cho nông dân. Cây tốt có thể cho trái sau 7-8 năm trồng. Măng cụt, sầu riêng trổ hoa vào tháng 1, 2 và bắt đầu thu hoạch trái từ tháng 5 đến tháng 8. Cây măng cụt 7 năm tuổi cho khoảng 10 trái bói (1 kg), cây 8 tuổi cho 40 trái, cây 9 tuổi 100 trái, cây 15 năm tuổi cho khoảng 600 - 800 trái (60 - 80kg).
Những năm qua, vườn xen canh 3 loại cây trồng của gia đình anh Công luôn cho thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011, tổng thu nhập bình quân đạt 70 triệu đồng, đến 2012 đạt 90 triệu đồng (đã trừ chi phí). Anh Công dự đoán năm nay vườn cây gia đình sẽ có trên 80% cho thu hoạch (tiêu chiếm trên 50%, còn lại trên 30% là cây ăn trái), thu nhập đạt khoảng 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Có thể bạn quan tâm

Lực lượng Hải quan sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động nhập khẩu gia súc, gia cầm để góp phần phòng, chống dịch lở mồm, long móng và cúm gia cầm.

“Cuộc chiến” tranh giành mua mía căng thẳng đến mức có doanh nghiệp phải năn nỉ doanh nghiệp khác đừng đến địa bàn của mình mua mía.

Sau thông tin về “con gà cõng 14 loại phí, lệ phí”, “con lợn gánh hơn 50 loại phí, lệ phí”, “giấy phép vận chuyển trứng chỉ có hiệu lực 1 ngày”..., Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo rà soát và “cắt bỏ hết những phiền hà trong thẩm quyền của bộ”.

Hiện nay bà con nông dân các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch cà phê 2015-2016 với tâm lý buồn rầu.

Câu chuyện thực tế của trái thanh long Việt Nam và những chia sẻ của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cho thấy những điểm yếu “cốt lõi” của ngành nông nghiệp Việt Nam: Quá nhiều, quá nguy hiểm.