Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Xen Băng Cây Phân Xanh

Trồng Xen Băng Cây Phân Xanh
Ngày đăng: 14/07/2012

Qua kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy trồng xen băng cây phân xanh theo đường đồng mức như muồng hoa vàng, cốt khí…giữa cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều) và cây ngắn ngày (ngô, lúa nương, sắn…) là biện pháp đơn giản và rất có hiệu quả trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, cải tạo độ phì của đất và góp phần tăng năng suất cây trồng.

Cây phân xanh đươc gieo vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) với chu kỳ sống thường kéo dài 2-3 năm, có tốc độ sinh trưởng phát triển mạnh, sau 1-2 tháng đã tạo nên một hàng rào dày đặc, có khả năng ngăn giữ dòng chảy và nước trôi trên bề mặt. Khi cây băng xanh lên tốt chúng ta có thể cắt lấy phân xanh ép vào gốc cây trồng. Nguồn phân xanh tại chỗ rất tiện lợi. Đối với cây cà phê thì cách một hai hàng gieo một băng phân xanh, còn các cây ngắn ngày thì khoảng cách gieo là 10-15 m một hàng.

Kết quả quan trắc lượng đất xói mòn cho thấy nếu đất không sử dụng biện pháp bảo vệ đất thì lượng đất bị xói mòn rất lớn. Ở đất trồng cà phê kiến thiết cơ bản mặc dù độ dốc rất thấp 3-5o nhưng hàng năm lượng xói mòn vẫn mất đi khoảng 8,5 tấn/ha. Ở đất trồng sắn và các loại cây ngắn ngày khác thì mức độ đất mất đi do xói mòn lớn hơn: với đậu xanh, bắp, lúa rẫy: 60-88 tấn/ha/năm; với sắn 132 tấn/ha/năm. Sử dụng băng phân xanh thì lượng đất mất đã giảm rõ rệt, chỉ bằng 47-67% so với không trồng băng phân xanh.

Bên cạnh việc hạn chế xói mòn đất, cây phân xanh còn ảnh hưởng tích cực đến tính chất lý hoá của đất: Điều hoà chế độ nhiệt và ẩm độ của đất, cải thiện dung trọng, độ xốp tầng mặt, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất thông qua sinh khối hữu cơ trả lại hàng năm. Kết quả thực nghiệm cho thấy, đất trồng cà phê kiến thiết cơ bản, có xen cây phân xanh liên tục trong 5 năm, cũng như ngô, lạc có sử dụng băng phân xanh 2-3 năm đã cải tạo được tính chất vật lý đất như: dung trọng, độ xốp, ẩm độ, nhiệt độ một cách đáng kể.

Hàm lượng hữu cơ, N, P2O5 và K2O ở đất có băng cây phân xanh cao hơn so với đất không trồng. Độ phì nhiêu của đất có trồng cây băng phân xanh tăng lên rất lớn, đặc biệt là thành phần hữu cơ. Từ đó dẫn đến năng suất cây trồng cũng tăng đáng kể. Cụ thể năng suất sắn tăng 46,6%, cà phê năng suất tăng 30,4%, lúa tăng 21,6%, ngô, đậu đỗ tăng 10-20%.

Sử dụng băng chắn cây phân xanh trồng theo đường đồng mức xen giữa các loại cây trồng trên đất dốc đã tỏ ra rất hiệu quả, là biện pháp đơn giản để bảo vệ đất cũng như cải thiện độ phì của đất. Đây là biện pháp sử dụng đất bền vững, nhà nông ai cũng làm được, hiệu quả kinh tế lại cao.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Nuôi Cá Lồng Bền Vững Tại Các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc Phát Triển Nuôi Cá Lồng Bền Vững Tại Các Tỉnh Miền Núi Phía Bắc

Theo báo cáo của các địa phương, năm 2013 diện tích nuôi cá lồng, bè của các tỉnh miền núi phía Bắc là 3.408 lồng với sản lượng 5.689 tấn; tập trung chủ yếu tại các tỉnh Hòa Bình (1.350 lồng, sản lượng 3.000 tấn), Sơn La (540 lồng, sản lượng đạt 864 tấn), Phú Thọ (472 lồng, sản lượng 1.358 tấn).

16/07/2014
Sản Lượng Vụ Lúa Hè Thu Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Ước Đạt 9,5 Triệu Tấn Sản Lượng Vụ Lúa Hè Thu Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Ước Đạt 9,5 Triệu Tấn

Riêng Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha. Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200.000 tấn so vụ hè thu trước, góp phần nâng sản lượng lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014 đạt 20,5 triệu tấn, bằng 82% kế hoạch năm.

16/07/2014
Cá Linh Non Đầu Mùa Giá Cao Cá Linh Non Đầu Mùa Giá Cao

Hiện nay, nước lũ đầu nguồn sông Mêkông đang về, cũng là thời điểm xuất hiện cá linh non nhiều ở các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), huyện An Phú, thị xã Tân Châu (An Giang).

01/08/2014
Bơ Khắp Nẻo Đường Bơ Khắp Nẻo Đường

Hiện ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng đang là đỉnh điểm của mùa thu hoạch bơ chính vụ. Do vậy quả bơ được bày bán trên khắp các nẻo đường nơi đây.

01/08/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Chuyển Đổi Đất Lúa Kém Hiệu Quả Sang Cây Trồng Lợi Nhuận Cao Đồng Bằng Sông Cửu Long Chuyển Đổi Đất Lúa Kém Hiệu Quả Sang Cây Trồng Lợi Nhuận Cao

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

16/07/2014