Trồng Xen Băng Cây Phân Xanh

Qua kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy trồng xen băng cây phân xanh theo đường đồng mức như muồng hoa vàng, cốt khí…giữa cây công nghiệp (cà phê, cao su, điều) và cây ngắn ngày (ngô, lúa nương, sắn…) là biện pháp đơn giản và rất có hiệu quả trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn, cải tạo độ phì của đất và góp phần tăng năng suất cây trồng.
Cây phân xanh đươc gieo vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) với chu kỳ sống thường kéo dài 2-3 năm, có tốc độ sinh trưởng phát triển mạnh, sau 1-2 tháng đã tạo nên một hàng rào dày đặc, có khả năng ngăn giữ dòng chảy và nước trôi trên bề mặt. Khi cây băng xanh lên tốt chúng ta có thể cắt lấy phân xanh ép vào gốc cây trồng. Nguồn phân xanh tại chỗ rất tiện lợi. Đối với cây cà phê thì cách một hai hàng gieo một băng phân xanh, còn các cây ngắn ngày thì khoảng cách gieo là 10-15 m một hàng.
Kết quả quan trắc lượng đất xói mòn cho thấy nếu đất không sử dụng biện pháp bảo vệ đất thì lượng đất bị xói mòn rất lớn. Ở đất trồng cà phê kiến thiết cơ bản mặc dù độ dốc rất thấp 3-5o nhưng hàng năm lượng xói mòn vẫn mất đi khoảng 8,5 tấn/ha. Ở đất trồng sắn và các loại cây ngắn ngày khác thì mức độ đất mất đi do xói mòn lớn hơn: với đậu xanh, bắp, lúa rẫy: 60-88 tấn/ha/năm; với sắn 132 tấn/ha/năm. Sử dụng băng phân xanh thì lượng đất mất đã giảm rõ rệt, chỉ bằng 47-67% so với không trồng băng phân xanh.
Bên cạnh việc hạn chế xói mòn đất, cây phân xanh còn ảnh hưởng tích cực đến tính chất lý hoá của đất: Điều hoà chế độ nhiệt và ẩm độ của đất, cải thiện dung trọng, độ xốp tầng mặt, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất thông qua sinh khối hữu cơ trả lại hàng năm. Kết quả thực nghiệm cho thấy, đất trồng cà phê kiến thiết cơ bản, có xen cây phân xanh liên tục trong 5 năm, cũng như ngô, lạc có sử dụng băng phân xanh 2-3 năm đã cải tạo được tính chất vật lý đất như: dung trọng, độ xốp, ẩm độ, nhiệt độ một cách đáng kể.
Hàm lượng hữu cơ, N, P2O5 và K2O ở đất có băng cây phân xanh cao hơn so với đất không trồng. Độ phì nhiêu của đất có trồng cây băng phân xanh tăng lên rất lớn, đặc biệt là thành phần hữu cơ. Từ đó dẫn đến năng suất cây trồng cũng tăng đáng kể. Cụ thể năng suất sắn tăng 46,6%, cà phê năng suất tăng 30,4%, lúa tăng 21,6%, ngô, đậu đỗ tăng 10-20%.
Sử dụng băng chắn cây phân xanh trồng theo đường đồng mức xen giữa các loại cây trồng trên đất dốc đã tỏ ra rất hiệu quả, là biện pháp đơn giản để bảo vệ đất cũng như cải thiện độ phì của đất. Đây là biện pháp sử dụng đất bền vững, nhà nông ai cũng làm được, hiệu quả kinh tế lại cao.
Có thể bạn quan tâm

Tại Hội nghị quốc tế Mối đe dọa về lạm dụng thuốc trừ sâu trong hệ sinh thái lúa - Tìm kiếm giải pháp khắc phục do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (16/12), các chuyên gia của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cho biết việc sử dụng thuốc trừ sâu sai mục đích hoặc phun thuốc bừa bãi đã vô tình tiêu diệt nhiều loài thiên địch bắt mồi, làm gia tăng dịch bệnh.

Hiện nay, nấm xanh đang được nhân rộng tại các địa phương và hầu hết bà con nông dân đều quan tâm đến mô hình này. Cán bộ bảo vệ thực vật thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A Nguyễn Thanh Phong cho biết: Được sự hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, địa phương đã gieo cấy nấm xanh khoảng 15ha lúa Đông xuân tại ấp 3B. Từ thực tế cho thấy, mô hình nấm xanh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân trong công tác phòng trừ sâu hại, đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Theo báo cáo của ngành BVTV và phản ảnh của một số Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc thì tình hình sâu bệnh hại trên cây lạc đang có chiều hướng phát triển mạnh, gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt là những vùng chuyên canh lạc như Ninh Bình, Nghệ An, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…

Giống B-TE1 có xuất xứ từ đâu và được các cơ quan chức năng đánh giá như thế nào?

Theo báo cáo của Phòng NN- PTNT huyện Vạn Ninh, bệnh xuất hiện đã 2 tháng nay, lúc đầu chỉ vài hecta, sau lan rất nhanh, tập trung chủ yếu ở các xã Vạn Phú, Vạn Bình, Vạn Thắng… Ngay từ khi diện tích lúa bị bệnh và có dấu hiệu lan rộng, UBND huyện đã kết hợp với Chi cục BVTV tỉnh Khánh Hoà và Trung tâm BVTV miền Trung tiến hành thu thập mẫu gửi giám định tại Chi cục Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II ở TPHCM và Viện BVTV ngoài Hà Nội.