Trồng Xà Lách Xoong Thu Nhập Cao

Huyện Bình Minh (Vĩnh Long) là nơi trồng nhiều xà lách xoong nổi tiếng khắp vùng ĐBSCL. Ông Phạm Văn Thịnh, ở ấp Đông Thuận, xã Long Đình trồng 2 công xà lách xoong đang thu hoạch cho biết: Mỗi công thu hoạch được khoảng 300kg/vụ. Giá xà lách xoong thường xuyên biến động, đắt nhất là từ tháng 11 đến tháng giêng, giá khoảng 20.000 – 30.000đ/kg.
Xà lách xoong hiện nay thu hoạch bao nhiêu thương lái đến tận ruộng thu mua hết. Hai công xà lách xoong của ông trừ hết chi phí lãi trên 60 triệu đồng/năm. Có người nói xà lách xoong là loại rau “nắng không ưa mưa không chịu” nên người trồng phải đầu tư nhiều vốn liếng hơn so với các loại rau ăn lá khác.
Trồng xà lách xoong phải đào nhiều mương lấy nước và thoát nước. Nhất là việc lên liếp, làm giàn lưới che và lắp đặt hệ thống phun tưới bằng máy thay vì tưới tay. Xà lách xoong trồng được quanh năm, tốt nhất là tháng 11 và 12 vì thời điểm này trời mát, năng suất cao. Trung bình một ngày tưới khoảng 4 cữ nước.
Chị Ngô Thị Tươi ở xã Thuận An, huyện Bình Minh trồng 5 công xà lách xoong cho biết: Từ khi mở lộ làm cầu Cần Thơ diện tích đất làm ruộng bị thu hẹp lại. Vì vậy 2 năm nay chị chuyển sang trồng xà lách xoong, năm được giá cao lãi gần 100 triệu đồng. Hiện nay giá xà lách xoong đang ở mức 30.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua. 5 công xà lách đang thu hoạch năng suất từ 300-400 kg/công.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Bình Minh: Hiện nay, tại xã Long Đình, mỗi ngày nông dân thu hoạch từ 3 - 4 tấn rau tươi xuất đi TP.HCM và các tỉnh. Riêng tại xã Thuận An đã có 2 Tổ hợp tác sản xuất rau màu với tổng diện tích trên 23 ha, sản lượng hằng năm khoảng 1.400 tấn, tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 200 lao động. Trồng xà lách xoong tuy nhọc nhằn nhưng thu nhập cao, ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhiều ngư dân huyện Tuy An (Phú Yên), trong hơn tuần qua với nghề đi mành, bình quân mỗi tàu có công suất từ 20CV đến 45CV khai thác được 120 đến 150 giỏ cá giò, cá nục trong một đêm; nhiều tàu gặp luồng cá lớn, ngư dân trúng đậm từ 300 đến 340 giỏ cá.

Hiện nay, xu hướng trồng xen canh, lấy ngắn nuôi dài đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Điển hình là ông Nguyễn Hoàng Nam, ấp An Bình, Xã An Cư, huyện Cái Bè (Tiền Giang) thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đưa kinh tế gia đình ngày càng đi vào ổn định.

Ông Nguyễn An Ri - Chủ nhiệm hợp tác xã thủy sản Rạng Đông (HTX), xã Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre) cho biết, hàng năm, vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 là cao điểm của nắng, nóng nên nghêu rất dễ bị chết.

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL; song nghề cá đang lâm vào ngõ cụt khi khó khăn chồng chất, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu khoảng 2 năm nay ở mức thấp khiến người nuôi lỗ nặng buộc phải bỏ nghề hàng loạt. Vực dậy nghề nuôi cá tra đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Ngày 22-4, tại xã Cô Tô (Tri Tôn - An Giang), Sở Công thương phối hợp Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức hội thảo triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bắp non trên địa bàn tỉnh.