Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Xà Lách Xoong Thu Nhập Cao

Trồng Xà Lách Xoong Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 16/02/2011

Huyện Bình Minh (Vĩnh Long) là nơi trồng nhiều xà lách xoong nổi tiếng khắp vùng ĐBSCL. Ông Phạm Văn Thịnh, ở ấp Đông Thuận, xã Long Đình trồng 2 công xà lách xoong đang thu hoạch cho biết: Mỗi công thu hoạch được khoảng 300kg/vụ. Giá xà lách xoong thường xuyên biến động, đắt nhất là từ tháng 11 đến tháng giêng, giá khoảng 20.000 – 30.000đ/kg.

Xà lách xoong hiện nay thu hoạch bao nhiêu thương lái đến tận ruộng thu mua hết. Hai công xà lách xoong của ông trừ hết chi phí lãi trên 60 triệu đồng/năm. Có người nói xà lách xoong là loại rau “nắng không ưa mưa không chịu” nên người trồng phải đầu tư nhiều vốn liếng hơn so với các loại rau ăn lá khác.

Trồng xà lách xoong phải đào nhiều mương lấy nước và thoát nước. Nhất là việc lên liếp, làm giàn lưới che và lắp đặt hệ thống phun tưới bằng máy thay vì tưới tay. Xà lách xoong trồng được quanh năm, tốt nhất là tháng 11 và 12 vì thời điểm này trời mát, năng suất cao. Trung bình một ngày tưới khoảng 4 cữ nước.

Chị Ngô Thị Tươi ở xã Thuận An, huyện Bình Minh trồng 5 công xà lách xoong cho biết: Từ khi mở lộ làm cầu Cần Thơ diện tích đất làm ruộng bị thu hẹp lại. Vì vậy 2 năm nay chị chuyển sang trồng xà lách xoong, năm được giá cao lãi gần 100 triệu đồng. Hiện nay giá xà lách xoong đang ở mức 30.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua. 5 công xà lách đang thu hoạch năng suất từ 300-400 kg/công.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Bình Minh: Hiện nay, tại xã Long Đình, mỗi ngày nông dân thu hoạch từ 3 - 4 tấn rau tươi xuất đi TP.HCM và các tỉnh. Riêng tại xã Thuận An đã có 2 Tổ hợp tác sản xuất rau màu với tổng diện tích trên 23 ha, sản lượng hằng năm khoảng 1.400 tấn, tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 200 lao động. Trồng xà lách xoong tuy nhọc nhằn nhưng thu nhập cao, ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa Đối thoại về sản xuất và liên kết thị trường trong lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa

Hội nghị giúp nông dân có thêm kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi lợn đen bản địa. Sáng 7/7, tại UBND xã Bản Lầu (Mường Khương - Lào Cai), Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức hội nghị tư vấn, đối thoại trực tiếp với nông dân các xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Vai về lĩnh vực chăn nuôi lợn đen bản địa ngoài vùng dự án với chủ đề: “Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh và liên kết phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa theo chuỗi giá trị bền vững”.

09/07/2015
Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê Mường La (Sơn La) phát triển nuôi dê

“Cách đây 5 năm, tôi đầu tư 5 triệu đồng, mua 2 con dê sinh sản. Đến nay, đàn dê phát triển lên 21 con, trị giá gấp trên 10 lần lúc đầu tư. Nuôi dê không mất tiền chi phí thức ăn, chỉ bỏ công lao động là có lãi. Hằng năm, bán 4 - 5 con dê đực giống (trị giá 4 triệu đồng/con). Nhờ vậy, gia đình tôi đã thoát nghèo”. Đó là câu chuyện của chị Lường Thị Hậu, bản Lâm, xã Chiềng San (Mường La - Sơn La), một trong nhiều hộ dân ở Mường La mạnh dạn đầu tư nuôi dê.

09/07/2015
Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt

Giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg giúp nhiều nông dân có thu nhập khá

09/07/2015
Cảnh báo tình hình sâu bệnh hại lúa hè – thu Cảnh báo tình hình sâu bệnh hại lúa hè – thu

Đầu vụ lúa hè - thu 2015, thời tiết nắng nóng kéo dài, nhưng hiện nay lại xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát sinh gây hại lúa. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã kiểm tra đồng ruộng, đồng thời khuyến cáo nông dân các biện pháp phòng, trị.

09/07/2015
Triển khai dự án lúa tôm trên vùng đất phèn mặn Triển khai dự án lúa tôm trên vùng đất phèn mặn

Sáng 7/7, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu triển khai dự án “Mở rộng phát triển các mô hình canh tác lúa - tôm nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững vùng đất phèn mặn ở Bạc Liêu”.

09/07/2015