Trồng Xà Lách Xoong Theo Quy Trình VietGAP Cho Lợi Nhuận Cao

Nói đến xà lách xoong ở ĐBSCL, không thể quên vùng rau rộng hơn trăm hecta tại xã Thuận An (Bình Minh - Vĩnh Long).
Ở đây có HTX Cải xà lách xoong an toàn Thuận An thành lập năm 2013. Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận VietGAP (thực hàng sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) ngày 10/10/2014, đang bán xà lách xoong khắp ĐBSCL, TPHCM và xuất cả sang Campuchia.
Xà lách xoong Thuận An cây thấp, cọng nhỏ, thân mềm xốp và thơm hơn rau nhiều nơi khác, nấu canh hay ăn sống đều ngon. Giám đốc HTX, ông Trần Minh Hiếu, giới thiệu cánh đồng rau lên liếp đẹp như bức tranh. Rau được che như hoa lan, có hệ thống phun nước cứ 50-60 phút phun một lần, trồng và thu hoạch theo quy trình kỹ thuật tiên tiến nhờ sự giúp đỡ của ngành nông nghiệp và Trường ĐH Cần Thơ.
Mới đây, HTX xây dựng kho sơ chế sản phẩm bằng khí ozone với kinh phí 600 triệu đồng, để khử trùng, xử lý độc tố và tạp chất trước khi đưa ra thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm. Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Tấn Phú cho biết, xà lách xoong VietGAP chỉ sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh.
Xà lách xoong trồng một lần thu hoạch nhiều năm, mỗi năm thu hoạch 7-8 đợt. Thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP khá vất vả, tuy nhiên, rau bán giá cao hơn nên thu nhập của người trồng cũng khá. Ông Hiếu nói: “Trồng xà lách xoong VietGAP cho lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với lúa hay cây màu khác, nhiều xã viên đã giàu lên”.
Nguồn bài viết gốc: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Trong-xa-lach-xoong-theo-quy-trinh-VietGAP-Loi-nhuan-cao-108-47767.html
Có thể bạn quan tâm

Từ hiệu quả kinh tế cây chuối mô mang lại, năm 2015 nông dân thôn Cốc Lầy, xã Lùng Vai (Mường Khương - Lào Cai) đã mạnh dạn đầu tư trồng mới thêm 25 ha cây chuối mô, nâng tổng diện tích cây chuối mô tại huyện Mường Khương lên hơn 304 ha.

Nhờ thời tiết thuận lợi và tích cực áp dụng các biện pháp thâm canh, năm nay các nhà vườn trong tỉnh Bắc Giang lại tiếp tục đón một mùa nhãn bội thu. Trà nhãn sớm bắt đầu cho thu hoạch, tiêu thụ thuận lợi mang lại niềm vui cho người làm vườn sau khi mùa vải thiều vừa khép lại.

Viện khoa học nông nghiệp Tây Nguyên đã nghiệm thu đề tài "Nghiên cứu bảo quản lạnh trái bơ sau thu hoạch". Chủ nhiệm đề tài, KS. Hoàng Mạnh Cường cho biết, thời gian bảo quản dài nhất đạt được đối với trái bơ qua các thí nghiệm là 18 ngày, trong đó giữ những khay/hộp trái bơ trong kho bảo quản có nhiệt độ duy trì 8 độ C trong 15 ngày và trưng bày trên kệ của cửa hàng có nhiệt độ không khí 20 độ C 3 ngày chờ khách mua.

Tiếp theo vải thiều Bắc Giang, vải Thanh Hà (Hải Dương), vụ nhãn 2015 nhờ áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, người trồng nhãn lồng ở Hưng Yên đang rất phấn khởi vì sản phẩm "tiến vua" sẽ lần đầu tiên được xuất khẩu (XK) sang thị trường Mỹ và các nước.
Nhờ chịu khó tìm tòi, nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, ông Nguyễn Thanh Bình ngụ ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp thu lời mỗi năm hơn 600 triệu đồng từ vườn cam mật.