Trồng Xà Lách Xoong, Lãi Cao

Huyện Bình Minh (Vĩnh Long) là nơi trồng nhiều xà lách xoong nổi tiếng khắp vùng ĐBSCL. Ông Phạm Văn Thịnh, ở ấp Đông Thuận, xã Long Đình trồng 2 công xà lách xoong đang thu hoạch cho biết: Mỗi công thu hoạch được khoảng 300kg/vụ. Giá xà lách xoong thường xuyên biến động, đắt nhất là từ tháng 11 đến tháng giêng, giá khoảng 20.000 – 30.000đ/kg.
Xà lách xoong hiện nay thu hoạch bao nhiêu thương lái đến tận ruộng thu mua hết. Hai công xà lách xoong của ông trừ hết chi phí lãi trên 60 triệu đồng/năm. Có người nói xà lách xoong là loại rau “nắng không ưa mưa không chịu” nên người trồng phải đầu tư nhiều vốn liếng hơn so với các loại rau ăn lá khác.
Trồng xà lách xoong phải đào nhiều mương lấy nước và thoát nước. Nhất là việc lên liếp, làm giàn lưới che và lắp đặt hệ thống phun tưới bằng máy thay vì tưới tay. Xà lách xoong trồng được quanh năm, tốt nhất là tháng 11 và 12 vì thời điểm này trời mát, năng suất cao. Trung bình một ngày tưới khoảng 4 cữ nước.
Chị Ngô Thị Tươi ở xã Thuận An, huyện Bình Minh trồng 5 công xà lách xoong cho biết: Từ khi mở lộ làm cầu Cần Thơ diện tích đất làm ruộng bị thu hẹp lại. Vì vậy 2 năm nay chị chuyển sang trồng xà lách xoong, năm được giá cao lãi gần 100 triệu đồng. Hiện nay giá xà lách xoong đang ở mức 30.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua. 5 công xà lách đang thu hoạch năng suất từ 300-400 kg/công.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Bình Minh: Hiện nay, tại xã Long Đình, mỗi ngày nông dân thu hoạch từ 3 - 4 tấn rau tươi xuất đi TP.HCM và các tỉnh. Riêng tại xã Thuận An đã có 2 Tổ hợp tác sản xuất rau màu với tổng diện tích trên 23 ha, sản lượng hằng năm khoảng 1.400 tấn, tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 200 lao động. Trồng xà lách xoong tuy nhọc nhằn nhưng thu nhập cao, ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Cải bắp là loại rau ăn lá, cho nên có nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng khá cao. Với năng suất 30 tấn/ha bắp cải, cây lấy đi từ đất 125kg N, 33 kg P2O5, 109 kg K2O. Hiện nay ở một số cơ sở sản xuất , nông dân đã đạt đuợc các năng suất 80-100tấn/ha bắp cải, thì lượng các chất dinh dưỡng được hút đi từ đất lại càng nhiều hơn rất nhiều.

Cây cải ngọt có thể gieo hạt thẳng hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30cm, rãnh rộng 30cm. Bón lót phân chuồng hoai mục 2 - 3kg/m2. Nếu gieo để liền chân thì dùng 0,5 - 1g hạt giống/m2; nếu gieo vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2g hạt giống/m2.

Hai giống cải có thể trồng quanh năm, nhưng trồng vào mùa khô cho năng suất cao hơn. Nếu trồng vào tháng 12, tháng 1 cần theo dõi chặt chẽ sâu hại để phòng trừ kịp thời. Mùa mưa làm giàn che để bảo vệ cây, tránh để giập lá.

Bệnh sưng rễ cải bắp (hay còn gọi là bệnh nốt sần rễ cải bắp) là một trong những đối tượng bệnh nguy hiểm. Bệnh không chỉ gây hại trên cải bắp mà còn gây hại trên cả su hào, cải bẹ, cải củ và các cây rau họ thập tự khác. Đặc điểm của bệnh là tạo thành các nốt sần, các u bướu trên rễ cây. Các cây bị bệnh lá héo vàng, bắp không phát triển hoặc không hình thành bắp.

Cải ngọt( Brassica sp; Họ: Crusiferea) là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 25 đến 30 ngày, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do đó sản lượng thu hoạch trên một đơn vị diện tích rất lớn; chi phí đầu tư rất thấp mà lợi nhuận lại rất cao, việc tiêu thụ khá dễ dàng, được người tiêu dùng ưa chuộng nên đây là loại rau được bà con nông dân trồng nhiều.