Trồng xạ đen cho hiệu quả cao

Xác định nhu cầu sử dụng xạ đen là rất lớn, bà con nông dân xã Cao Dương (Lương Sơn - Hòa Bình) đã tập trung đầu tư trồng và phát triển mở rộng diện tích.
Theo đánh giá của bà con, xạ đen là loại cây dạng bụi leo dễ trồng, rất phù hợp trồng xen canh, không đòi hỏi công chăm bón, không yêu cầu kỹ thuật cao và nhiều diện tích, giá bán ổn định. Hiện nay, giá mỗi cân xạ đen dao động từ 20.000 - 30.000 đồng, sau khi trừ chi phí, giá trị kinh tế đạt trên 200 triệu đồng/ha, cao hơn gấp 4 - 5 lần so với lúa và ít rủi ro hơn. Vì vậy, trong 4 năm gần đây, nông dân trong xã đã học hỏi nhau trồng xạ đen.
So với các thôn khác ở Cao Dương, thôn Cao Đường có diện tích trồng xạ đen tương đối tập trung. Thôn có 140 hộ thì có đến 130 hộ trồng xạ đen. Nhờ trồng xạ đen, nhiều hộ đã có kinh tế khá ổn định. Đơn cử như gia đình ông Nguyễn Thanh Hải, trước đây, gia đình chủ yếu trồng nhãn, ngô nhưng không hiệu quả.
Sau khi tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu tiêu thụ của cây xạ đen, năm 2008, gia đình ông đã chuyển 2.000m2 đất vườn sang trồng xạ đen. Nhận thấy cây xạ đen mang lại hiệu quả rõ rệt, đến nay, gia đình đã chuyển toàn bộ diện tích 5.000m2 đất vườn sang trồng cây xạ đen.
Ông Nguyễn Thanh Hải cho biết: “Cây xạ đen đầu tư không cao, thu hoạch dễ, sau 5 - 6 tháng trồng là cho thu hoạch, cứ 2 tháng cắt tỉa 1 lần, một năm cho thu hoạch 6 lần nên lúc nào cũng có tiền. Xạ đen sau khi cắt về lá được tuốt riêng và cành băm nhỏ rồi đem phơi nắng cho khô. Cứ 3 - 4 ngày thương lái từ Hà Nội, TP Hòa Bình... lại về thu mua.
Mỗi lần thu hoạch từ 1 - 1,2 tấn sản phẩm khô đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình”.
Bên cạnh đó, ông Hải còn ươm cây giống xạ đen để bán. Sau khi trừ chi phí, gia đình có tổng nguồn thu từ 160 - 180 triệu đồng/năm.
Theo đồng chí Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Dương, cây xạ đen đang được coi là cây trồng chủ lực trong chương trình xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân xã Cao Dương. Thực tế cho thấy hiệu quả từ trồng xạ đen cao hơn nhiều so với các loại cây truyền thống khác.
Hiện, toàn xã có 50 ha trồng cây xạ đen và theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIV, diện tích này còn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm không còn nhộn nhịp, rầm rộ như trước vì dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến nông dân chán nản, kiệt quệ. Thế nên thành công của một số mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn dịch bệnh đã và đang mang lại sức sống mới cho nghề nuôi tôm…

Trong 5 năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, Quảng Ngãi chịu nhiều tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu.
Sau hơn 1 tháng triển khai Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo giao cho NHCSXH thực hiện đã có hơn 30.000 hộ trên toàn quốc được vay vốn phát triển sản xuất.

heo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới (XDNTM) thuộc Sở NN&PTNT, sau 5 năm thực hiện (2011-2015), toàn tỉnh đã huy động các nguồn lực với tổng số vốn 3.635 tỉ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất.

Những năm gần đây, mô hình nuôi bò vỗ béo ở huyện Vân Canh phát triển khá mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.