Trồng vú sữa Lò Rèn ở Truông Mít (Tây Ninh)
Ở xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh có một nông dân đã mang giống vú sữa Lò Rèn từ miền Tây về trồng.
Nông dân đó là ông Đặng Văn Đức- sinh năm 1965, thường gọi là Sáu Tuệ, ngụ tại ấp Xóm Bố, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, có 1,9 ha đất đang trồng vú sữa tại ấp Thuận Bình, xã Truông Mít, huyện Dương Châu. Theo ông Tuệ, bà con ở đây đang có xu hướng trồng cây nhãn, nhưng ông muốn đột phá trồng loại cây khác để không sợ bị cạnh tranh.
Ông Sáu Tuệ cho biết, giống vú sữa Lò Rèn trước chỉ trồng nhiều ở miền Tây. Có lần xuống thăm người bà con tại huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ, thấy ở đây trồng loại cây này cho trái rất đạt, giá bán lại cao, nên ông xin một cây giống về trồng thử. Sau một khoảng thời gian, ông thấy cây phát triển rất tốt nên quyết định xuống miền Tây mua cây giống về trồng đại trà.
Theo ông Sáu Tuệ, cây vú sữa trưởng thành có tán phủ rộng hơn nhiều so với cây nhãn, vì thế phải trồng khoảng cách từ 8 - 9m/cây. Khi vú sữa còn nhỏ, ông Tuệ trồng xen những hàng cây cau để vú sữa phát triển, giông gió không bị tróc gốc. Cây cau vừa có thể bán trái cho thêm nguồn thu nhập, vừa không che khuất cây trồng chính.
Hiện tại, 1,9 ha cây vú sữa 11 tháng của ông Tuệ phát triển tốt. Theo ông: “Nếu cho trái thuận mùa vào ngay dịp tết, giá thấp nhất cũng từ 15 - 20 nghìn đồng/kg.
Nếu chủ động làm trái nghịch mùa vào tháng 9 âm lịch thì giá bán có thể được 30 - 35 nghìn đồng/kg. Đầu ra không cần phải lo, thương lái sẽ đến tận vườn để thu mua. Tính ra, trồng cây vú sữa Lò Rèn, nếu đạt năng suất như ý muốn thì “ngon ăn” hơn trồng cây nhãn”.
Theo ông Tuệ, muốn làm trái nghịch mùa, chỉ cần cắt nước từ 20 ngày đến 1 tháng để cho vú sữa héo đọt, sau đó cho nước vào, bón thúc phân, xịt thêm thuốc dưỡng thì vú sữa sẽ ra bông và cho trái. Dùng bao nhựa bọc trái trước khi chín để tránh bị côn trùng đục làm hỏng trái.
Nếu vài năm nữa, vườn vú sữa của ông cho kết quả khả quan thì có thể mô hình này sẽ được bà con ở đây học tập, nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh “chết nhanh” hay còn gọi với tên bệnh thối gốc - chết dây là bệnh hại phổ biến trên cây hồ tiêu mà đến nay chưa có giải pháp xử lý triệt để. Mặc dù trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mới chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, tuy nhiên ngành nông nghiệp đã khuyến cáo các nhà vườn cần thường xuyên kiểm tra, không để bệnh lây lan trên diện rộng, nhất là vào mùa mưa.

Vụ mía vừa qua, toàn huyện Cao Phong (Hòa Bình) trồng khoảng 2.611,8 ha mía, gồm 1.249,1 ha mía tím, 1.330,7 ha mía trắng ép nước và 32 ha mía nguyên liệu. Nếu như những năm trước, đến thời điểm giữa tháng 5, cơ bản toàn bộ diện tích mía trên địa bàn huyện đã được thu hoạch và tiêu thụ tốt với mức giá bán đảm bảo thu nhập khá cho hộ trồng mía.
Tập đoàn Nestlé và SDC tài trợ 2 triệu euro hỗ trợ quản lý nước hiệu quả cho 50.000 nông dân trồng cà phê ở năm tỉnh Tây Nguyên.

Ngày 24/6, Viện Nghiên cứu ngô đã 4 ký hợp đồng chuyển giao và chuyển nhượng quyền phân phối 4 giống ngô do Viện Nghiên cứu cho một số DN.

Ngày 26/6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ra quyết định hủy bỏ điều 4 của bản quy định quản lý sản xuất và kinh doanh giống rau, hoa trên địa bàn tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐUB ngày 25/1/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng.