Trong Vòng 2 Năm Doanh Nghiệp Phân Bón Phải Bổ Sung Đủ Điều Kiện SX, KD

Bộ Công thương vừa có văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, XK, NK phân bón hay có hoạt động liên quan đến phân bón, hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Theo đó, trong thời gian chưa có Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 202, trên cơ sở thống nhất với Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương yêu cầu các tổ chức, cá nhân đang sản xuất, kinh doanh phân bón nếu chưa đáp ứng đủ điều kiện về sản xuất, kinh doanh phân bón theo Nghị định số 202/2013/NĐ-CP thì trong vòng hai năm, tính từ ngày 1/2/2014 phải bổ sung đủ điều kiện, gồm: bổ sung trang thiết bị sản xuất, đo lường, kiểm tra chất lượng sản phẩm phân bón; bổ sung hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải và hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo quy định hiện hành; xác lập quyền sở hữu trí tuệ về thương hiệu cho các sản phẩm phân bón…
Tổ chức, cá nhân XNK phân bón thực hiện các quy định về điều kiện XK, NK phân bón tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP.
Về khảo nghiệm phân bón:
Đối với các loại phân bón đã qua khảo nghiệm được Hội đồng Khoa học công nghệ nghiệm thu các kết quả khảo nghiệm phân bón mới do Bộ NN-PTNT thành lập đã đạt yêu cầu thì được phép thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy để sản xuất, kinh doanh và NK;
Đối với các loại phân bón đã được cấp Giấy chứng nhận khảo nghiệm, đang khảo nghiệm hoặc kết thúc khảo nghiệm theo quy định của Thông tư số 52/2010/TT-BNNPTNT nhưng chưa được Hội đồng Khoa học công nghệ nghiệm thu các kết quả khảo nghiệm phân bón mới thông qua phải thực hiện khảo nghiệm hoặc khảo nghiệm bổ sung theo quy phạm khảo nghiệm phân bón mới do Bộ NN-PTNT ban hành;
Đối với các loại phân bón chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng quy định tại Điều 18 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP khi sản xuất hoặc NK trên nhãn sản phẩm phải ghi rõ “hàng mẫu” hoặc “sản phẩm nghiên cứu hoặc khảo nghiệm”, không được kinh doanh.
Hạn mức sản xuất, NK đối với phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tạm thời dựa trên các căn cứ sau:
Liều lượng sử dụng cho loại cây trồng, loại phân bón có trong tài liệu hướng dẫn; tổng diện tích thử nghiệm không được vượt quá 30 ha cho một loại phân bón.
Về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy:
Trong vòng 12 tháng, tính từ ngày 1/2/2014, tổ chức, cá nhân sản xuất, NK phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ NN-PTNT ban hành phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy chất lượng đối với loại phân bón đang thực hiện sản xuất, NK.
Theo đó, có 10 loại phân bón phải chứng nhận hợp quy, gồm: ure; supe lân; phân lân nhập khẩu, DAP, phân lân nung chảy; phân hữu cơ; phân hữu cơ sinh học; phân hữu cơ khoáng; phân hữu cơ vi sinh; phân vi sinh vật; phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng; các loại phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18/9, Hội LHPN tổ chức ra mắt mô hình "Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản" tại thị trấn Đạm Ri, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng). Tham gia mô hình có 30 thành viên được cấp bò để nuôi; trong đó, Trung ương Hội LHPN VN cấp 1 con bò đực giống giao cho 1 thành viên và 2 con bò cái giao cho 2 thành viên, còn 27 thành viên được cấp 27 con bò sinh sản từ dự án Heifer.

Những năm qua, mặc dù ngành nông nghiệp luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng (bình quân 4%/năm), năng suất, sản lượng cây trồng đạt khá. Tuy nhiên, đời sống của người nông dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều câu hỏi đang đặt ra trong sản xuất và đang rất cần những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất bằng giá trị và lợi nhuận.

Lâm Đồng, với diện tích xấp xỉ 150 ngàn ha cà phê, sản lượng ước đạt 382 ngàn tấn là một trong những vùng cà phê lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, chất lượng của cà phê Lâm Đồng vẫn chưa được đánh giá cao, giá trị trên thị trường chưa xứng đáng với tiềm năng vốn có.

Mô hình được triển khai thực hiện trong 8 tháng (từ tháng 12.2013 đến tháng 7.2014), trên diện tích 18 ha tại khu vực 8, phường Bùi Thị Xuân, có 18 hộ nông dân tham gia. Mô hình được Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn đầu tư kinh phí trên 53 triệu đồng, từ nguồn kinh phí khoa học - công nghệ TP Quy Nhơn.

Theo Tổng cục Hải quan, trong cơ sở sở dữ liệu của cơ quan Hải quan, mức giá tham chiếu mặt hàng tổ yến nhập khẩu dao động từ 535 USD/kg đến 752 USD/kg tùy từng mặt hàng.