Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng tiêu ở đất Bình Quế

Trồng tiêu ở đất Bình Quế
Ngày đăng: 18/07/2015

GIA đình anh Lê Văn Chút (tổ 14, thôn Bình Phụng, xã Bình Quế) có 3 sào đất vườn. Trước đây, toàn bộ diện tích này được trồng bắp và gừng, mỗi năm cho thu hoạch 3 - 4 triệu đồng. Nhận thấy việc trồng các loại cây này không mang lại hiệu quả cao nên từ đầu năm 2014, gia đình anh đã mạnh dạn đầu tư gần 20 triệu đồng để cải tạo lại diện tích đất, trồng gần 200 trụ tiêu.

Anh Chút cho biết: “Năm 2010 tôi được đi tham quan một số vườn tiêu tại tỉnh Quảng Trị. Thấy điều kiện đất đai ở đó cũng gần giống với địa phương mình nên tôi đã ấp ủ ý định thay đổi diện tích hoa màu của nhà mình để trồng tiêu. Nhưng khi đó, vì chưa có kinh nghiệm nên mãi đến năm 2014, khi đã tìm hiểu được những kỹ thuật cơ bản trong việc trồng và chăm sóc tiêu tôi mới tiến hành trồng”.

Chia sẻ kinh nghiệm trồng tiêu hiệu quả, ông Trương Văn Hương (một nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng tiêu tại huyện Tiên Phước) cho biết, để trồng tiêu thành công, việc chọn giống tốt có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng và khả năng đề kháng với dịch bệnh sau này. Mặt khác, phải chọn những giống có nguồn gốc rõ ràng, đã kiểm định được năng suất và khả năng kháng dịch bệnh, chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường. Và phải chọn dây đã già cứng cáp có nhiều mắt rễ bám thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Cắt lấy khoảng 3 - 4 mắt, chiều dài tối ưu là 30 - 40cm tùy vào khoảng cách của mắt dây. Kinh nghiệm của ông là chọn giống đảm bảo chất lượng. Theo đó, khi mua giống, ông lựa chọn mua những đơn vị cung ứng có uy tín. Đất đai được chuẩn bị kỹ càng, nhất là việc xử lý đất phải sạch bệnh bằng cách phát, dọn cỏ dại sạch sẽ, đào hố và xử lý hố kỹ càng trước lúc xuống giống khoảng 1 tháng bằng cách bón vôi bột, phun thuốc diệt nấm, mối, kiến.

Theo anh Chút, tiêu là loại cây trồng khó tính, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ những kỹ thuật trong các khâu từ chọn giống, chuẩn bị đất đai, trồng và chăm sóc. Trong thời gian đầu, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với việc áp dụng có hiệu quả các cách chăm sóc nên vườn tiêu của anh phát triển tốt, không bị dịch bệnh. “Mình phải mạnh dạn thay đổi thì mới có cơ hội thoát nghèo được.

Khi phát hiện những cái mới, cái hay, cái phù hợp thì nên vận dụng làm chứ cứ sợ khó, sợ thất bại thì không thể phát triển được” - anh Chút chia sẻ. Cũng tại thôn Bình Phụng, gia đình anh Trương Công Hậu cũng có hơn 100 gốc tiêu trồng được hơn 2 năm đang sinh trưởng tốt. Anh Hậu cho biết: “Vì thời tiết của miền Trung thường nắng hạn kéo dài nên để cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt thì mình phải chủ động nước và phải tưới thường xuyên để giữ độ ẩm cho cây. Đồng thời phải bón phân chuồng cung cấp đầy đủ chất hữu cơ để cây tiêu phát triển tốt”.

Dẫn chúng tôi đi thăm một số vườn tiêu trên địa bàn xã, ông Nguyễn Thái Hậu - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Quế cho biết, hiện địa phương có hơn 100 hộ trồng tiêu, hầu hết vườn tiêu chưa đến mùa thu hoạch nhưng đang phát triển rất tốt, hứa hẹn sẽ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương trong vài ba năm tới. Ông Hậu cho biết thêm, đầu năm 2015, Tổ chức A.O.G của Úc tại Việt Nam đã hỗ trợ kỹ thuật và hơn 30 triệu đồng để mua giống tiêu cho một số người dân tại xã Bình Quế.

Các giống tiêu được chọn lọc kỹ càng, đặc biệt lần này, giống tiêu của huyện Tiên Phước được ưu tiên vì có nhiều đặc điểm phù hợp với điều kiện đất đai của xã Bình Quế. “Trong thời gian tới, Bình Quế sẽ mạnh dạn chuyển đổi những diện tích cây trồng không hiệu quả sang trồng tiêu.

Chúng tôi sẽ tổ chức nhiều lớp tập huấn hơn nữa về kỹ thuật để phổ biến kiến thức chăm sóc tiêu cho bà con. Chúng tôi khuyến khích bà con nên chọn trồng giống tiêu Tiên Phước vì địa phương này có những điểm tương đồng điều kiện tự nhiên, vì thế sẽ thuận lợi hơn trong quá trình trồng và chăm sóc” - ông Nguyễn Thái Hậu, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Quế nói.


Có thể bạn quan tâm

Đừng “Phớt Lờ” Việc Đáp Ứng Chất Lượng Nông Sản Đừng “Phớt Lờ” Việc Đáp Ứng Chất Lượng Nông Sản

Nông sản Việt Nam vốn được đánh giá là phong phú chủng loại, ngon, rẻ… Tuy nhiên, để khẳng định mình trên thị trường thế giới, những lợi thế đó chưa đủ. Điều kiện tối ưu là nông sản Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm.

16/07/2014
Lại Xuất Hiện Lồng Bè Cá Trong Hồ Dầu Tiếng Lại Xuất Hiện Lồng Bè Cá Trong Hồ Dầu Tiếng

Sau nhiều năm lắng đọng, mới đây, chúng tôi phát hiện có khoảng 3 lồng bè (loại được dùng để nuôi cá) trong hồ Dầu Tiếng, thuộc địa phận xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Các lồng bè này được thả gần khu vực đập chính của hồ nước.

16/07/2014
Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Trong Mương Dứa Thử Nghiệm Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Trong Mương Dứa

Mô hình được thực hiện do Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Tân Phước thực hiện tại hộ gia đình ông Bùi Công Thành, xã Tân Lập 2. Phương pháp nuôi là ghép 8 con cá sặc rằn với 2 con cá rô đồng trên 1.200m2 mương trồng dứa thuộc vùng Đồng Tháp Mười.

24/02/2014
Hệ Lụy Từ Vỡ Quy Hoạch Trên Tôm Nuôi Hệ Lụy Từ Vỡ Quy Hoạch Trên Tôm Nuôi

Mấy năm nay, nuôi tôm thẻ chân trắng tại ĐBSCL đang phát triển ồ ạt, vượt tầm kiểm soát của hầu hết các tỉnh, không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý, mà nghiêm trọng hơn, nó đang làm “vỡ quy hoạch” hoàn toàn, để lại nhiều hệ lụy.

16/07/2014
Mất Cơ Hội Xuất Khẩu Vì... Nguyên Tắc Mất Cơ Hội Xuất Khẩu Vì... Nguyên Tắc

Nghêu lụa là một loại đặc sản của tỉnh Kiên Giang, đã được xuất khẩu rất nhiều suốt hơn 10 năm qua, đặc biệt nhu cầu nhập khẩu ở thị trường châu Âu rất lớn.

25/03/2014