Trồng thử nghiệm thành công giống mì mới KM419

Gia đình anh Đỗ Văn Nhuệ ở thôn Bình Minh-xã Phú Cần đang thu hoạch giống mì mới KM419. Đây là một trong 2 hộ nông dân của xã Phú Cần được Trạm Khuyến nông huyện chọn để thực hiện trồng thử nghiệm giống mì mới này, với diện tích trồng là 1 ha.
Anh Nhuệ cho biết, khi nhận tham gia trồng thử nghiệm, gia đình cũng gặp không ít khó khăn vì ít người, là giống mì mới, công việc chăm sóc phải thường xuyên. Tuy nhiên, gia đình vẫn quyết định tham gia để thấy kết quả có chuyển biến hơn không so với các giống mì khác gia đình vẫn thường trồng. Sau thời gian chăm sóc theo sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, kết quả đã thể hiện rõ.
"Năm nay tôi chuyển đổi sang giống mì KM419. Tôi thấy giống mì này hiệu quả hơn, củ nhiều và to. Gia đình tôi quyết định năm tới, sẽ tiếp tục trồng giống mì này và phổ biến cho bà con để nhân rộng"-anh Nhuệ tâm sự.
Qua thực tế sản xuất cho thấy, mặc dù khi xuống giống, từ tháng 5-2014 gặp thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài, nhưng giống mì KM419 vẫn thích nghi trên đất ruộng ở địa phương Phú Cần cũng như các địa phương khác. Từ kết quả này, xã Phú Cần sẽ cơ cấu giống mì mới này trở thành giống thường trực của những vụ sản xuất trong những năm tiếp theo, nhằm từng bước thay thế dần các loại giống mì thoái hóa, năng suất thấp. Để làm được điều này thì Hội Nông dân đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền cho các hội viên.
Ông Kpă Cường-Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Cần (huyện Krông Pa), nhận xét: "Qua mô hình mì giống mới của Trạm Khuyến nông huyện thì theo tôi đạt hiệu quả, năng suất cao. Sắp tới, UBND xã có chương trình tổ chức mua giống mới như mô hình giống hiện tại này để khai nhân rộng cho bà con xã Phú Cần".
Giống mì KM 419 có thời gian sinh trưởng 7-10 tháng, năng suất củ tươi đạt trên 50 tấn/ha, vượt 20-25% so với giống KM94, hàm lượng tinh bột đạt 27,8-30,7%. Đặc biệt, nếu các hộ nông dân đầu tư trồng có tưới thì năng suất còn cao hơn nữa.
Diện tích trồng thử nghiệm được thực hiện tại 4 xã, thị trấn với tổng diện tích 17 ha, gồm: Ia Mlah 2 ha; Phú Cần 2 ha; Chư Drang 7 ha và thị trấn Phú Túc 6 ha. Ngay sau khi các diện tích trồng thử nghiệm thu hoạch thì việc phân bổ giống cho các địa phương khác trên địa bàn huyện thì Trạm Khuyến nông huyện cần có kế hoạch cụ thể.
Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Ngọc Châu-Phó Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Krông Pa, cho biết: "Trạm có kế hoạch thu hồi và cấp lại các xã để triển khai nhân rộng. Bình quân mỗi hộ 20 bó cây giống. Năm sau, Trạm sẽ triển khai nhân rộng tới xã Chư Ngọc 2 ha và Ia Rsai 2 ha để tiếp tục nhân rộng và thay đổi cơ cấu giống mới trên địa bàn huyện".
Có thể bạn quan tâm

Rốn lũ Tứ giác Long Xuyên (An Giang) từng chịu thiệt hại nặng khi lũ lớn. Sau khi có hệ thống đê bao kiểm soát lũ an toàn và sản xuất 3 vụ mỗi năm, nơi đây trở thành vùng sản xuất trọng điểm lúa, hoa màu và đi đầu về cơ giới hóa nông nghiệp.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã triển khai nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó cam đường canh là loại cây triển vọng của địa phương.

Thời gian qua, mặc dù dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn gây thiệt hại nặng trên diện rộng, nhưng nhờ làm tốt công tác phòng bệnh, anh Huỳnh Văn Á, ở ấp Quí Thạnh, xã Nhị Quí, tỉnh Tiền Giang đã khống chế được dịch chổi rồng, đồng thời, xử lý cho cây ra hoa nghịch vụ, nâng cao mức sống gia đình.

Thời gian gần đây, trên các phương tiện truyền thông đề cập nhiều đến chuyện cửa khẩu Tân Thanh đóng cửa, thương lái không “mặn mà” với các ruộng dưa ở Quảng Nam, Quảng Ngãi... Đến nay, Quảng Bình cũng đang chung cảnh dưa hấu rớt giá, người dân như “ngồi trên đống lửa”.

Cục BVTV cho biết, Bộ Nông nghiệp Australia vừa có văn bản chính thức cho phép NK quả vải tươi từ Việt Nam. Đây là tin vui và là cơ hội lớn cho người trồng vải thiều ở miền Bắc ngay từ vụ vải năm 2015.