Trồng thử nghiệm siêu cao lương

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm tại nhiều nơi với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng khác nhau, Cty TNHH Siêu cao lương Việt Nam (SOL) triển khai trồng đại trà các giống siêu cao lương tại một số tỉnh phía Bắc, và các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh.
SOL cũng liên kết với Cty CP Sữa VN (Vinamilk) và Tập đoàn TH true Milk trồng 250 ha siêu cao lương để làm thức ăn cho bò sữa.
Qua trồng khảo nghiệm tại Việt Nam, giống siêu cao lương nhập từ Nhật Bản đã cho năng suất hơn hẳn so với các cây trồng truyền thống như mía, bắp... để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, SX viên nén sinh học, đường và Ethanol. Bộ NN-PTNT đã công nhận siêu cao lương là giống cây trồng mới tại Việt Nam.
Tại Quảng Ngãi, SOL đã trồng khảo nghiệm 5 giống siêu cao lương tại Trạm Khảo nghiệm và hậu kiểm giống cây trồng Sơn Tịnh và Trung tâm Giống mía Quảng Ngãi (xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành).
Qua khảo nghiệm, giống siêu cao lương VN1401 cho ưu thế vượt trội so với 4 giống còn lại, có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, sinh khối cao và tái sinh mạnh, ít nhiễm sâu bệnh, thời gian trổ bông sớm.
Doanh nghiệp đang đề nghị Bộ NN-PTNT cho SX thử đại trà tại Quảng Ngãi và một số tỉnh ở miền Trung, nơi có điều kiện tương tự với mục đích lợi dụng sinh khối cao phục vụ chăn nuôi trâu, bò.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ vừa có buổi làm việc với SOL để nghe giới thiệu về giống siêu cao lương và bàn giải pháp phát triển loại cây này trong thời gian tới. Ông Chữ đã thống nhất sẽ chuyển một phần diện tích tại Nông trường 24/3 ở huyện Đức Phổ để thực hiện trồng thử nghiệm đại trà siêu cao lương.
Đồng thời, lập dự án mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại 5 huyện: Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Nghĩa Hành và Ba Tơ, mỗi huyện từ 25 - 30 ha để trồng thử nghiệm loại cây này.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây xã Tam Đa vươn lên trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Phù Cừ (Hưng Yên) nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn xã, hạ tầng cơ sở được đầu tư xây dựng, bộ mặt làng quê khang trang đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Theo Chi cục Thủy sản, năm 2013, nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn tỉnh có sự chuyển đổi đối tượng nuôi một cách rõ rệt, đa số hộ nuôi tôm chọn thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Nếu như năm 2012, diện tích thả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng là tương đương nhau thì năm nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng cao gần gấp 4 lần diện tích thả nuôi tôm sú.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2013, sản lượng thuỷ sản ước tính đạt 5,918 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cá đạt 4,400 triệu tấn, tăng 1,3%; tôm đạt 704.000 tấn, tăng 11,7%.

Ngày 26/11/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phôi hợp Ủy Ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững các tỉnh phía Nam”. Thứ Trưởng Bộ NN&PTNT - Vũ Văn Tám, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì Hội nghị.

Ngày 19-12-2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo lần II để đánh giá đúng thực trạng và định hướng phát triển nghề nuôi tôm nước lợ trên địa bàn trong thời gian tới. Ông Lê Phong Hải - Giám đốc Sở NN&PTNT chủ trì.