Trồng thử nghiệm dưa lưới trên vùng đất cát ven biển Thạch Hà

Nhằm đa dạng hoá các loại củ quả có năng suất, chất lượng cao, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã tổ chức trồng thử nghiệm thành công 1 ha giống dưa lưới Kim Cô Nương trên vùng đất cát ven biển Thạch Văn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Kết quả bước đầu khẳng định đây là giống dưa phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Hà Tĩnh, mở ra triển vọng về giống cây trồng mới mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Thành công giống dưa Kim Cô Nương mở ra hướng đi mới cho người dân ở vùng đất cát ven biển Hà Tĩnh mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân
Qua 2 tháng kiểm tra, theo dõi mô hình trồng dưa lưới Kim Cô Nương tại đồng ruộng cho thấy: Giống dưa này có thời gian sinh trưởng từ 58 - 60 ngày, thời gian từ ra hoa đến thu hoạch khoảng 30 - 35 ngày; độ đường ổn định; thời điểm thu hoạch của giống sau khi đậu quả từ 28 - 35 ngày, khi chín vỏ quả có màu vàng, là thời kỳ thích hợp cho thu hoạch, trọng lượng bình quân đạt 2,5 - 3 kg/quả.
Ngoài ra, giống dưa này còn có các ưu điểm như: Tiết kiệm nước tưới, phân bón, công chăm sóc; chủ động về thời vụ và chăm bón cho cây; ít sâu bệnh gây hại… Mặc dù năng suất không cao so các giống dưa thường nhưng dưa lưới Kim Cô Nương bán với giá khá cao (giá bình quân từ 28 - 30 ngàn đồng/kg) và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo anh Nguyễn Xuân Hỷ, cán bộ kỹ thuật, để trồng dưa lưới có hiệu quả cao cần áp dụng theo phương pháp mới, mỗi cây dưa được trồng trong một bầu giá thể giàu dinh dưỡng. Các bầu cây được đặt sát trên bề mặt luống để tăng mật độ cây, giúp bộ rễ phát triển nhanh, hút dinh dưỡng tốt hơn.
Khi dưa có tua cuốn, mỗi cây sẽ được treo trên từng sợi dây nối với hệ thống khung giàn cố định để lá phân bố đều, không bị trầy xước hay dập nát. Đồng thời, quả dưa được treo trên các cột sẽ cho hình dáng tròn đều, màu sắc cũng tươi hơn do hấp thụ nhiều ánh nắng.
Với phương pháp canh tác này, bà con nông dân cần hạn chế số quả trên cây, mỗi cây nên duy trì một quả dưa… Hạn chế số lượng quả sẽ giúp cây có đủ dinh dưỡng, đảm bảo trọng lượng, nâng cao chất lượng của quả.
Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Tất Thắng, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh cho biết: “Việc chọn giống dưa Kim Cô Nương để thử nghiệm tại Hà Tĩnh là một trong những hướng đi mới nhằm tìm ra những giống cây trồng có hiệu quả, với phù hợp điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, từng bước giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao thu nhập.
Tổng Công ty đã tích cực tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về cách gieo trồng, chăm sóc và tiếp nhận giống dưa Kim Cô Nương về trồng thử nghiệm trên diện tích 1 ha thuộc vùng đất cát ven biển. Đến nay, dưa đã cho thu hoạch với kết quả khả quan”.
Từ những kết quả bước đầu, có thể khẳng định giống dưa Kim Cô Nương phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của Hà Tĩnh, mở ra triển vọng giúp người dân có thêm giống cây trồng mới, góp phần nâng cao kinh tế cho người dân ở các địa phương trên vùng cát ven biển Hà Tĩnh./.
Có thể bạn quan tâm

Tại Phú Yên và Bình Định, cơ quan chức năng đang vào cuộc về vụ phát hiện 48 bao phân giả nhãn hiệu Bình Điền. Sau đó, nhiều hộ dân khác mới tá hỏa: Thời gian qua đã sử dụng phân bón… tào lao.

Người dân ở các ấp ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) đang phấn khởi vì trà dưa hấu đang phát triển tốt, hứa hẹn năng suất cao. Các ấp trồng dưa tập trung nhiều nhất là Cây Bàng, Đèn Đỏ, Cầu Muống và Bà Canh.

Mới 1 giờ sáng, vợ chồng ông Trần Văn Thịnh và bà Nguyễn Thị Hiền Dung ở xã Hòa Quang Bắc (huyện Phú Hòa) lục đục thức dậy lùa trâu xuống cánh đồng phường 9, TP Tuy Hòa đang thu hoạch lúa để thả ăn. Trong đêm tối, hai vợ chồng “kèm” bầy trâu 7 con, vượt qua chặng đường 30 cây số, mờ sáng trâu mới “lọt” xuống cánh đồng ung dung gặm gốc rạ.

Với diện tích trên 400m2, gia đình anh Dương Kim Sơn (59 tuổi), ở xóm Hồng Dinh, xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình nuôi ếch giống và ếch thịt.

Sau hơn 10 năm phát triển, trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt của gia đình anh Lê Văn Khánh, xã Linh Sơn đã trở thành một trong số ít các địa chỉ cung cấp lợn thương phẩm quy mô lớn của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Trang trại này đã đem lại cho gia đình anh lợi nhuận gần 400 triệu đồng mỗi năm.