Tiền Giang Mùa Dưa Hấu Biển Tân Thành Vào Vụ

Người dân ở các ấp ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) đang phấn khởi vì trà dưa hấu đang phát triển tốt, hứa hẹn năng suất cao. Các ấp trồng dưa tập trung nhiều nhất là Cây Bàng, Đèn Đỏ, Cầu Muống và Bà Canh.
Sau hơn 1 tháng xuống giống, trà dưa đang cho trái, sắp vào vụ thu hoạch. Được biết, khoảng 10 năm trở lại đây, người dân ở xã Tân Thành đã trồng dưa hấu biển 4 vụ trong năm. Vụ đầu tiên xuống giống từ tháng chạp năm trước, thu hoạch đầu tháng 2 năm sau; vụ thứ hai sẽ xuống giống khi mưa xuống, thu hoạch vào khoảng tháng 6 âm lịch; vụ 3 thu hoạch vào tháng cuối 8 và vụ 4 thu hoạch vào khoảng tháng 10, tháng 11 âm lịch.
Được biết, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào ruộng dưa nên năng suất dưa hấu biển ở xã Tân Thành trong nhiều năm qua luôn đạt năng suất cao. Theo kinh nghiệm những nông dân trồng dưa lâu năm, do đặc thù trồng trên đất cát bãi bồi ven biển nên dưa có vị ngọt thanh, vỏ mỏng, ruột đỏ cát được người tiêu dùng ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Cây cà phê ở Mường Ảng được xác định là cây mũi nhọn, cây xóa đói giảm nghèo cho người dân. Có tiềm năng, có lợi thế, song do nhiều nguyên nhân khác nhau, người trồng cà phê Mường Ảng vẫn đau đáu một nỗi niềm đó là có thị trường ổn định tiêu thụ cho sản phẩm.

Với chi phí đầu tư trên 300 triệu đồng/ha, chỉ trong hơn 2 năm, người dân ở hai huyện Châu Thành (Long An), Chợ Gạo (Tiền Giang) đã bỏ ra trên 810 tỷ đồng để trồng mới hơn 2.700ha thanh long, dù họ không biết chắc là trồng thanh long có lời hơn trồng lúa hay các loại hoa màu khác hay không.

10 năm qua (2003 - 2012), các chương trình tín dụng chính sách do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) triển khai trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh.

Tính đến cuối năm 2012, tổng đàn bò trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) có gần 18.500 con. Bà con nông hộ thường chọn nuôi các giống bò ngoại như: Bradman, RedShinhi, Sahiwal, Lymousine và bò lai tạo từ bò địa phương với các giống bò ngoại, phân bố tập trung tại các xã An Thạnh, Thành Thới A, Đa Phước Hội và Tân Trung.

Ông Lưu Xuân Mộc, ấp Bùng Binh 1, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, là người thành công nhất trong xã về mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến “bậc cao” nhờ áp dụng những cải tiến kỹ thuật trong cách nuôi.