Trồng Thảo Quả

Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.
Vì vậy, dân rất quan tâm tới việc trồng và thu hái thảo quả.
Thảo quả là một cây thuộc họ gừng, trông nó cũng na ná như cây gừng nhưng lớn hơn nhiều. Thảo quả có thể cao tới 2-3m, đường kính thân có thể tới 4cm. Quả của nó mọc ra ở gốc thành từng chùm màu đỏ mận chín. Người ta chủ yếu thu hạt của thảo quả. Mỗi quả có trên 20 hạt. Hạt có mùi thơm đặc trưng nhờ nó chứa tới 1,5% tinh dầu có vị nóng, cay dễ chịu. Thảo quả được coi như một loại gia vị quý được dùng khi nấu với thịt, cá. Ngoài ra, nó còn được cho vào bánh kẹo hoặc kẹo chè lam; được coi như một dược liệu dùng để chữa đau bụng, đầy hơi, đau tức ngực, sưng nách, sốt rét, ỉa chảy... Người bị hôi miệng có thể giã giập thảo quả và ngậm một lát là hết hôi.
Thảo quả bán rất chạy vì nó cũng hiếm. Cả thị trường trong nước và xuất khẩu đều cần thảo quả. Giá thảo quả có lúc lên rất cao. Mỗi héc-ta thảo quả cũng có thể cho 2.000-2.500kg quả tươi.
Thảo quả được đưa vào trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 18. Nó thích hợp với vùng núi cao từ 1.000-2.000m so với mặt biển ở phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang. Nó là loài cây ưa bóng và ưa ẩm nên phát triển tốt dưới tán những cánh rừng lá rộng như rừng dẻ, rừng sồi, rừng pơ-mu hay các loại rừng hỗn giao khác. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 15-20oC và lượng mưa 2.000mm/năm là thích hợp. Nó chịu nóng kém nhưng chịu lạnh giỏi. Thảo quả yêu cầu đất giàu dinh dưỡng thì mới lên tốt.
Thảo quả được nhân giống bằng thân ngầm hoặc bằng hạt. Người ta chọn những khóm cây đã được 1-2 tuổi và đã từng ra hoa để đào lấy thân ngầm dài từ 7-10cm và có đường kính từ 3-5cm. Mỗi thân phải có từ 2-3 mắt còn tươi. Bỏ bớt phần thân khí sinh, ta chỉ cần đoạn dài từ 35-45cm. Ta đặt nó nghiêng một góc 750 vào hố trồng. Sau đó lấp đầy và lấy chân giậm chặt xung quanh. Ta vun đất cao hơn miệng hố 5cm để tránh bị úng nước.
Đa số cây giống thảo quả được nhân từ hạt. Ta xử lý hạt bằng nước ấm (3 sôi 2 lạnh) và ngâm 8 tiếng. Sau đó vớt ra, ủ trong cát ẩm cho tới nứt nanh mới đem gieo. Cây giống phải từ 12-18 tháng tuổi mới đưa đi trồng được.
Chọn nơi rừng có đất tốt, giàu mùn, có độ che tán 0,4-0,7 và đủ ẩm để trồng thảo quả. Phải đào hố và phát quang thực bì trước 1 tháng. Ta trồng thảo quả với mật độ 1.650-2.900 cây/ha. Thảo quả là cây lưu niên nên không phải trồng lại hàng năm. Ta cần bón thêm phân sau mỗi lần thu quả, đặc biệt là phân lân và kali...
Có thể bạn quan tâm

Theo nguồn tin của NNVN, trong ngày 10/3 có cuộc làm việc giữa các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị và đơn vị liên quan để giải quyết vấn đề trâu bò ngoại nhập qua biên giới bị dịch bệnh LMLM.

Theo báo cáo từ Sở NN-PTNT Thanh Hóa, tính đến ngày 4/3, tổng sản lượng mía đã thu hoạch trên địa bàn toàn tỉnh đạt gần 1,5 triệu tấn; trong đó, vùng Lam Sơn hơn 771 nghìn tấn; vùng Việt - Đài 504 nghìn tấn và vùng Nông Cống hơn 200 nghìn tấn.

Sau Tết Nguyên đán đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không có mưa, cộng với trời nắng nóng kéo dài đã khiến hàng trăm ha lúa trời thiếu nước nghiêm trọng.

Khu vực sẽ đưa 596.000 ha mặt nước vào nuôi tôm, trong đó có 580.000 ha nuôi tôm sú. Diện tích còn lại nuôi tôm chân trắng, tôm càng xanh.

Nghiên cứu, phân tích tác động của hội nhập đối với ngành nông nghiệp, nông thôn, vùng nghèo đói đã đưa ra đề xuất chính sách thích hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn.