Trồng thanh long trên đất đồi rừng

Đến thăm vườn thanh long ruột đỏ nhà ông Nguyễn Đình Long và bà Nguyễn Thị Vỹ, thôn Tam Phú, xã Vân Trục, có quy mô 1.500 trụ thanh long.
Bà Vỹ cho biết, trước đây, vườn nhà trồng cây chè, nhãn, na dai, sắn, vải thiều… nhưng đều “thua” thanh long.
Hiện gia đình còn thuê 5.000m2 đất ở xã Xuân Hòa bên cạnh để trồng thêm 6.000 trụ.
Tổng đầu tư vào hai vườn cây thanh long hơn một tỷ đồng, trong đó dự án của tỉnh hỗ trợ 50%.
Dự kiến năm 2015, hai vườn thanh long nhà bà thu được khoảng 1 đến 1,5 tỷ đồng từ bán giống và quả.
Trước sự phát triển tự phát nhanh chóng của cây thanh long ruột đỏ ở xã Vân Trục, năm 2010, UBND huyện Lập Thạch đã xây dựng đề án trình UBND tỉnh hỗ trợ giống, trụ xi-măng để mở rộng diện tích lên 70 ha (vào năm 2013) thanh long trên địa bàn.
Ngày 29-10-2010, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt dự án thí điểm trồng thanh long ruột đỏ tại huyện Lập Thạch, với tổng diện tích trồng thử nghiệm 60 ha tại ba xã Vân Trục, Xuân Hòa và Ngọc Mỹ.
Dự án hỗ trợ 100% số cây giống, 100% số tiền tập huấn kiến thức kỹ thuật, 50% giá trị làm trụ xi-măng, với mức 9.000 đồng/hom giống và 100 nghìn đồng/trụ xi-măng.
Trong ba năm 2011 - 2013, dự án đã hỗ trợ gần 15 tỷ đồng cho nhân dân trồng thanh long ruột đỏ.
Đến ngày 9-8-2013, UBND tỉnh có Quyết định số 2105-QĐ/CT cho phép thành lập “Hội sản xuất thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch”.
Ngày 2-2-2015, cây thanh long ruột đỏ của huyện Lập Thạch đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Đây là cơ sở để thanh long ruột đỏ ở Lập Thạch có sức sống lâu bền.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 15.9, Sở NNPTNT và Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ đã tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình “Bón phân chuyên dùng Văn Điển cho chè kinh doanh, có cây che bóng năm 2015” tại 2 huyện: Thanh Ba và Thanh Sơn.

Từ ngày 2 đến 4.10, Hội ND tỉnh Nghệ An tổ chức Giải thể thao chào mừng kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Hội NDVN.

Vụ hè thu năm nay, một số vùng trồng lúa ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã cơ bản thu hoạch xong, nhưng ở nhiều xã như Sơn Lĩnh, Sơn Trung, Sơn Giang… người dân đang chán nản không buồn ra đồng vì lúa bị sâu bệnh tàn phá, không thu được hạt nào.

Với quyết tâm công nghiệp hóa nông nghiệp, trong những năm qua mức độ cơ giới hóa trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai đạt khá cao. Nhiều khâu sản xuất mức độ cơ giới hóa đạt gần 100%.

Cách đây 7 năm khi thực hiện 1 dự án vế nông nghiệp ở Đà Lạt, do cơ duyên và cũng vì yêu cây cà phê ở Đạ sar mà ông Morere Pierre, cháu họ 3 đời của bác sĩ Alexandra Yersin đã ở lại đây cùng sinh hoạt, làm vườn... với bà con dân tộc nơi này và xây dựng nên thương hiệu cà phê Đạ sar...