Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Cho Thu Nhập Cao

Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.
Với diện tích đất trống xung quanh nhà, ông Tấn suy nghĩ phải trồng cây gì để không phí đất. Thời gian đầu, ông Tấn trồng các loại cây ăn trái như: xoài, ổi, mít… nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Cách đây gần 5 năm, tình cờ nghe tư vấn về trồng cây thanh long ruột đỏ, ông lặn lội đến xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, để mua cây giống, thời điểm đó, mỗi cây giống có giá 25.000 đồng.
Qua vài vụ thu hoạch, thấy rõ hiệu quả, ông Tấn mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích trồng gần 500 gốc thanh long. Vì theo ông, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương hoàn toàn thích hợp với giống thanh long ruột đỏ.
Hiện nay, vườn thanh long bình quân mỗi năm cho thu hoạch trên 3 tấn quả, với giá bán tại địa phương 20.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu về trên 60 triệu đồng. Bên cạnh đó, mỗi năm ông còn bán trên 3.000 cây thanh long giống, mỗi cây 15.000 đồng. Như vậy, bình quân mỗi năm, vườn thanh long của ông cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Cùng với vườn thanh long, với diện tích đất sản xuất trên 1 ha, ông Tấn còn nuôi tôm quảng canh truyền thống, cua, cá… Như vậy, tính tất cả các khoản thu, mỗi năm cựu chiến binh này có từ 200-250 triệu đồng. Ông Tấn tin tưởng, tới đây các gốc thanh long này sẽ cho thu hoạch cao hơn nhiều so với hiện tại.
Ông Trần Văn Hương, Chủ tịch Hội CCB xã Việt Thắng, nhận xét, CCB xã Việt Thắng có nhiều mô hình, nhưng thực tế hiệu quả cao là mô hình của ông Tấn. Từ mô hình này, nhiều CCB trong xã học hỏi kinh nghiệm để phát triển kinh tế gia đình.
Điều đáng quý là, ông Tấn luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng thanh long với những ai có nhu cầu muốn làm kinh tế từ loại cây này. Theo ông Tấn, đây là loại cây dễ trồng, đầu tư không lớn, chăm sóc đơn giản, không sâu bệnh. Thanh long ra trái đều từ tháng 5-11 nên không bị áp lực đầu ra, bảo quản đơn giản, vận chuyển dễ dàng và để được lâu nên không sợ bị hỏng.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 25.6, Ban Quản lý Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhanh đàn bò lai Brahman đỏ của tỉnh giai đoạn 2015 - 2017. Dự hội nghị có ông Đặng Minh Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

45 triệu USD này sẽ được tài trợ cho các dự án chăn nuôi và tăng cường an toàn thực phẩm, đang thực hiện tại Việt Nam.

Ở thôn Bỉnh Nghĩa (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận), mọi người ai cũng biết và khâm phục ông Châu Quầy - nông dân Chăm rắn rỏi, nỗ lực vượt khó làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tuần qua, tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng ASEAN (AEC) và TPP” do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội cho biết, 2015 là năm bước ngoặt đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là ngành chăn nuôi trước cánh cửa hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trong 6 tháng đầu năm, đại đa số các vật nuôi không có đợt dịch nào bùng phát nên ngành chăn nuôi khá ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ về sản lượng ở nhiều loại vật nuôi.