Trồng thanh long ở vùng ven biển vẫn thu nhập cao

Đến thăm mô hình trồng cây thanh long của gia đình chị Lê Thị Lạc, chúng tôi ngỡ ngàng và khâm phục ý chí vươn lên làm giàu của chị, bởi một vườn cây thanh long bạt ngàn đang trong thời kỳ thu hoạch, quả chín đỏ khoe sắc. Đang thu hoạch thanh long, chị Lạc vui vẻ cho biết: “Thanh long năm nay được mùa, sai quả, chúng tôi phải huy động thêm công nhân đến thu hoạch để kịp bán cho các thương lái, thu hoạch đến đâu, thương lái thu mua hết, không có đọng lại trong ngày”. Để có được thành quả này là nhờ sự quyết tâm và nỗ lực trong việc đầu tư chăm sóc.
Chị kể, qua tìm hiểu trên sách báo, kinh nghiệm của những người đi trước cho rằng: thanh long là loại cây có thể trồng ở bất cứ vùng đất nào, từ đất khô cằn đến đất cát, đất phèn.. do đó, gia đình chị đã mạnh dạn đưa giống cây thanh long về trồng. Với 3 ha đất, chị dành 2 ha để trồng cây thanh long. Hiện nay, vườn thanh long của gia đình chị đang thời kỳ thu hoạch quả, năng suất bình quân từ 6 - 7 tấn/năm. Với giá bán ngoài thị trường từ 15 - 17 nghìn đồng/kg, mỗi năm trừ chi phí, gia đình chị có thu nhập 60 – 70 triệu đồng tiền lãi. Chị Lạc chia sẻ: “Trồng thanh long đầu tư kinh phí lớn, nên vụ đầu tiên thu nhập không được cao, nhưng sang năm thứ 2 này, năng suất cao gấp 3 lần, thu nhập cao hơn và bắt đầu có lãi”.
Hiện nay, trong vườn thanh long của gia đình chị Lạc có 1.200 gốc được trồng phân bố theo mật độ đều nhau. Gốc thanh long được nâng đỡ bởi các cọc trụ bê tông xi măng, mỗi trụ xây cao 2m, cạnh 12-15cm, trụ được chôn sâu 0,5 – 0,6m và tiến hành làm mô.
Chị Lạc cho biết, qua thời gian trồng và chăm sóc cho thấy, thanh long là loại cây chịu hạn tốt, thích nghi với đất cát, lại ít sâu bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, chỉ cần phủ rơm rạ để giữ ẩm và bổ sung thêm phân chuồng là cây phát triển tốt. Thanh long được trồng tại vùng đất cát mặn ven biển này cần chăm sóc kỹ hơn, cần bón lượng phân lân nhiều hơn so với trồng ở vùng đất đồi và đất khác. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc nên vụ thu hoạch lứa thứ hai này đạt năng suất cao hơn so với vụ đầu.
Vụ đầu tiên, mỗi trụ thanh long chỉ cho thu hoạch bình quân trên 8kg quả, nhưng sang vụ thứ hai, nhiều trụ cho thu trên 17 kg quả. Ngoài phát triển kinh tế cho gia đình, chị còn tạo việc làm cho một số lao động địa phương. Hiện giờ, trong vườn thanh long lúc nào cũng có từ 8 - 10 công nhân làm việc. Chị Phạm Thị Màng, một công nhân làm việc tại vườn cây thanh long của gia đình chị Lạc cho biết: Đây là vườn thanh long lớn nhất ở Quỳnh Lưu mà tôi thấy, đã thu hoạch 1 tháng rồi nhưng cây vẫn đang rất sai quả, thu hoạch đến đâu khách này mua hết đến đó.
Ngoài việc bán trái, chị Lạc đang tìm tòi, học hỏi để tự ươm mầm thanh long ruột đỏ đạt chất lượng để bán cho những hộ có nhu cầu nhằm tăng thu nhập từ mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

Qua hai thập niên, ngành cá tra Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã đặt ra nhiều thách thức. Để giải quyết điều này cần phải có những tiêu chuẩn thiết thực và đáng tin cậy.

Tiêu chuẩn ASC là tiêu chuẩn tự nguyện được ban hành bởi Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản ASC. Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm. Hiện nay ASC đã xây dựng tiêu chuẩn áp dụng đối với cá tra/basa, cá rô phi.

Hiện chứng nhận này đang được áp dụng và cho đến khi hoàn toàn được công nhận là thành công, nó sẽ cho phép thực hiện các đánh giá trang trại đầu tiên dựa theo các Bộ tiêu chuẩn đối với cá tra của ASC.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 50 tấn hóa chất Chlorine 65% min thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Quảng Ninh để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.