Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng thanh hao

Trồng thanh hao
Ngày đăng: 27/04/2015

Đây là loại cây thân thảo, có chiều cao từ 2 - 3 m, lá nhỏ, mùi hắc và có vị rất đắng. Cây ít bị sâu bệnh, thời gian sinh trưởng gần 200 ngày. Trồng thanh hao lấy lá dùng để chưng cất tinh dầu, làm các loại thuốc chữa bệnh, đặc biệt là thuốc chống sốt rét...

Đây là loại cây rất dễ trồng, dễ sống, không chịu được ngập úng nên rất phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương, ít phải chăm bón mà cho năng suất cao. Theo nhiều nông dân ở đây, thanh hao chỉ trồng được 1 vụ trong năm. Thời gian trồng từ tháng 1, bởi đây là loại cây ưa lạnh, hợp với khí hậu vụ đông xuân, đến tháng 5 thu hoạch và kết thúc vụ vào cuối tháng 7.

Ông Nguyễn Xuân Quyết, thôn Đồng Ngâu, xã Quỳnh Giao chia sẻ: So với cây lạc hoặc đậu tương, cây thanh hao cho thu nhập cao gấp 1,5 - 2 lần. Cùng trên diện tích, nếu trồng lạc, ngô, đậu tương thì phải bỏ nhiều công sức ra chăm bón, tiền phân, tiền giống, chăm sóc tốt thì cuối vụ cũng chỉ thu tối đa 500.000 đồng. Nhưng cũng trên diện tích đó, cây thanh hao cho thu nhập từ 800.000 - 1 triệu đồng.

Cách chăm bón cũng không khó. Ngoài lượng phân chuồng bón lót lúc mới trồng, trong quá trình cây phát triển, bà con cũng chăm sóc giống như lạc, đậu tương... nhưng lượng phân rất ít và phải thường xuyên dọn cỏ.

Thực tế cho thấy, trồng cây thanh hao có thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lạc, lúa, ngô. Ông Quyết tính nhẩm, năng suất trung bình 1 sào thanh hao đạt khoảng 2 - 2,5 tạ lá khô, với giá bán dao động 18.000 - 20.000 đ/kg.

Trong khi đó, chi phí đầu tư thấp, chỉ từ 150.000 - 180.000 đ/sào. Nhiều người dân có kinh nghiệm có thể tự nhân giống cho năm sau. Trừ các khoản chi phí, trung bình mỗi sào thanh hao cho thu lãi hơn 4 triệu đồng.

Thu hoạch thanh hao khá dễ, chỉ cần cắt tỉa các cành già xung quanh, về phơi khô rồi rũ đập lấy lá vụn là xuất bán. Sản phẩm khô đến đâu thương lái thu mua đến đó. Tuy nhiên, trồng thanh hao vẫn bấp bênh đầu ra vì giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, có năm giá giảm xuống còn 5.000 đ/kg, khiến người trồng khóc dở mếu dở. Ngoài thu bán lá làm thuốc, cây thanh hao sau khi thu hoạch còn được dùng làm gậy chống để trồng dưa leo.

Hiện nay, người dân trồng thanh hao đã chủ động được cây giống, nắm bắt được kỹ thuật chăm bón, đồng thời với đặc tính của thanh hao có thể thu hoạch rải ra nhiều lần (thu hoạch lá 3 - 4 lần/vụ), chứ không thu hái tập trung trong một khoảng thời gian nhất định.


Có thể bạn quan tâm

Thị Trường Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá Thị Trường Tôm Thẻ Chân Trắng Rớt Giá

Trái với mọi năm, sau đợt dịch bệnh, tôm thẻ chân trắng thường hút hàng với giá khá cao vì nguồn nguyên liệu khan hiếm trong thời gian dài. Tuy nhiên, năm nay tôm thẻ chân trắng đang rớt giá thê thảm dù các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều than thiếu nguyên liệu và hầu hết tôm thẻ chân trắng ở miền Trung lẫn miền Tây vẫn đang nằm trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành.

23/07/2012
Huyện Tuy An (Phú Yên) quy hoạch thả nuôi 40ha sò huyết trong khu vực đầm Ô Loan Huyện Tuy An (Phú Yên) quy hoạch thả nuôi 40ha sò huyết trong khu vực đầm Ô Loan

UBND huyện Tuy An và Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên đã tiến hành quy hoạch 40ha trên đầm Ô Loan để thực hiện mô hình thả nuôi sò huyết.

08/04/2015
Hiệu Quả Từ Quy Hoạch Vùng Chăn Nuôi Tập Trung Hiệu Quả Từ Quy Hoạch Vùng Chăn Nuôi Tập Trung

Việc thí điểm phát triển chăn nuôi (PTCN) bò sữa theo vùng (từ năm 2008 đến 2010) tại Hà Nội thành công đã khẳng định với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Hà Nội thì PTCN theo vùng, quy mô lớn ngoài khu dân cư là hướng đi tốt. Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tham mưu đề xuất Chương trình PTCN theo vùng, xã trọng điểm và PTCN quy mô lớn ngoài khu dân cư giai đoạn 2011 - 2015 và đã được UBND thành phố phê duyệt.

24/07/2012
Ngan Chết Hàng Loạt Sau Khi Ăn Ngan Chết Hàng Loạt Sau Khi Ăn

Cho ngan ăn sau một ngày bỗng thấy hàng trăm con ngan trong trại lăn đùng ra chết. Xung quanh vấn đề này ông Lỗ Cao Chí, chủ trang trại ngan nghi vấn có thể do loại thức ăn hỗn hợp dành cho vịt, ngan hiệu Herofeed 3002 của Cty CP Dinh dưỡng Việt Tín

19/11/2011
Nuôi Tôm Chân Trắng Ở Ấn Độ: Nguy Cơ Dịch Bệnh Nuôi Tôm Chân Trắng Ở Ấn Độ: Nguy Cơ Dịch Bệnh

Trước thực trạng ngày càng nhiều người nuôi tôm ở Ấn Độ chuyển sang nuôi tôm chân trắng, nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo người nuôi thận trọng trong từng khâu sản xuất mới có thể duy trì sản lượng cao.

27/06/2012