Trồng thanh hao

Đây là loại cây thân thảo, có chiều cao từ 2 - 3 m, lá nhỏ, mùi hắc và có vị rất đắng. Cây ít bị sâu bệnh, thời gian sinh trưởng gần 200 ngày. Trồng thanh hao lấy lá dùng để chưng cất tinh dầu, làm các loại thuốc chữa bệnh, đặc biệt là thuốc chống sốt rét...
Đây là loại cây rất dễ trồng, dễ sống, không chịu được ngập úng nên rất phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương, ít phải chăm bón mà cho năng suất cao. Theo nhiều nông dân ở đây, thanh hao chỉ trồng được 1 vụ trong năm. Thời gian trồng từ tháng 1, bởi đây là loại cây ưa lạnh, hợp với khí hậu vụ đông xuân, đến tháng 5 thu hoạch và kết thúc vụ vào cuối tháng 7.
Ông Nguyễn Xuân Quyết, thôn Đồng Ngâu, xã Quỳnh Giao chia sẻ: So với cây lạc hoặc đậu tương, cây thanh hao cho thu nhập cao gấp 1,5 - 2 lần. Cùng trên diện tích, nếu trồng lạc, ngô, đậu tương thì phải bỏ nhiều công sức ra chăm bón, tiền phân, tiền giống, chăm sóc tốt thì cuối vụ cũng chỉ thu tối đa 500.000 đồng. Nhưng cũng trên diện tích đó, cây thanh hao cho thu nhập từ 800.000 - 1 triệu đồng.
Cách chăm bón cũng không khó. Ngoài lượng phân chuồng bón lót lúc mới trồng, trong quá trình cây phát triển, bà con cũng chăm sóc giống như lạc, đậu tương... nhưng lượng phân rất ít và phải thường xuyên dọn cỏ.
Thực tế cho thấy, trồng cây thanh hao có thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lạc, lúa, ngô. Ông Quyết tính nhẩm, năng suất trung bình 1 sào thanh hao đạt khoảng 2 - 2,5 tạ lá khô, với giá bán dao động 18.000 - 20.000 đ/kg.
Trong khi đó, chi phí đầu tư thấp, chỉ từ 150.000 - 180.000 đ/sào. Nhiều người dân có kinh nghiệm có thể tự nhân giống cho năm sau. Trừ các khoản chi phí, trung bình mỗi sào thanh hao cho thu lãi hơn 4 triệu đồng.
Thu hoạch thanh hao khá dễ, chỉ cần cắt tỉa các cành già xung quanh, về phơi khô rồi rũ đập lấy lá vụn là xuất bán. Sản phẩm khô đến đâu thương lái thu mua đến đó. Tuy nhiên, trồng thanh hao vẫn bấp bênh đầu ra vì giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, có năm giá giảm xuống còn 5.000 đ/kg, khiến người trồng khóc dở mếu dở. Ngoài thu bán lá làm thuốc, cây thanh hao sau khi thu hoạch còn được dùng làm gậy chống để trồng dưa leo.
Hiện nay, người dân trồng thanh hao đã chủ động được cây giống, nắm bắt được kỹ thuật chăm bón, đồng thời với đặc tính của thanh hao có thể thu hoạch rải ra nhiều lần (thu hoạch lá 3 - 4 lần/vụ), chứ không thu hái tập trung trong một khoảng thời gian nhất định.
Có thể bạn quan tâm

Do người nuôi cá tra bị lỗ kéo dài nên ngừng nuôi, đã ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ thức ăn thuỷ sản cũng bị giảm sút đáng kể. Ước tháng 10/2014 thức ăn thuỷ sản đạt 2,7 ngàn tấn, tăng 1,92% so tháng trước và bằng 82,23% so cùng kỳ, cộng dồn 10 tháng năm 2014 đạt hơn 32,5 ngàn tấn, bằng 87,72% so cùng kỳ;

Bình Định là địa phương thực hiện hiệu quả việc ương tôm hùm giống bằng lồng. Năm 2013, việc nâng cấp tôm hùm lồng tập trung tại xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn với tổng thể tích lồng ương 134,2 m3 (bằng 26,4% so với năm 2012), số lượng giống ương khoảng 61.500 con. Thể tích lồng ương tôm hùm giảm vì nguồn tôm giống khai thác từ tự nhiên khan hiếm, giá tôm giống tăng cao nên khả năng đầu tư của các hộ nuôi giảm.

Đây là nội dung quan trọng sau việc quy hoạch khi thực hiện Nghị định 36 để phục hồi ngành cá tra ở ĐBSCL. Theo đó, Bộ Tài chính đã có dự thảo thông tư hướng dẫn phương pháp tính giá thành và Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa tổ chức cuộc họp với đại diện 22 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra để góp ý cho dự thảo.

Để tạo dựng được uy tín và thương hiệu tôm giống hàng đầu như hiện nay, bên cạnh việc không ngừng đầu tư khoa học công nghệ xây dựng cơ sở vật chất hiện đại thì mỗi cán bộ công nhân viên Công ty luôn tận tâm trong sản xuất kinh doanh phục vụ người nuôi tôm trên cả nước.

Theo thông báo từ đầu vụ của Công ty mía đường Trà Vinh, công ty sẽ thu mua mía nguyên liệu ngay tại nhà máy với giá 875.000 đồng/tấn mía đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.