Trồng thanh hao

Đây là loại cây thân thảo, có chiều cao từ 2 - 3 m, lá nhỏ, mùi hắc và có vị rất đắng. Cây ít bị sâu bệnh, thời gian sinh trưởng gần 200 ngày. Trồng thanh hao lấy lá dùng để chưng cất tinh dầu, làm các loại thuốc chữa bệnh, đặc biệt là thuốc chống sốt rét...
Đây là loại cây rất dễ trồng, dễ sống, không chịu được ngập úng nên rất phù hợp với thổ nhưỡng ở địa phương, ít phải chăm bón mà cho năng suất cao. Theo nhiều nông dân ở đây, thanh hao chỉ trồng được 1 vụ trong năm. Thời gian trồng từ tháng 1, bởi đây là loại cây ưa lạnh, hợp với khí hậu vụ đông xuân, đến tháng 5 thu hoạch và kết thúc vụ vào cuối tháng 7.
Ông Nguyễn Xuân Quyết, thôn Đồng Ngâu, xã Quỳnh Giao chia sẻ: So với cây lạc hoặc đậu tương, cây thanh hao cho thu nhập cao gấp 1,5 - 2 lần. Cùng trên diện tích, nếu trồng lạc, ngô, đậu tương thì phải bỏ nhiều công sức ra chăm bón, tiền phân, tiền giống, chăm sóc tốt thì cuối vụ cũng chỉ thu tối đa 500.000 đồng. Nhưng cũng trên diện tích đó, cây thanh hao cho thu nhập từ 800.000 - 1 triệu đồng.
Cách chăm bón cũng không khó. Ngoài lượng phân chuồng bón lót lúc mới trồng, trong quá trình cây phát triển, bà con cũng chăm sóc giống như lạc, đậu tương... nhưng lượng phân rất ít và phải thường xuyên dọn cỏ.
Thực tế cho thấy, trồng cây thanh hao có thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lạc, lúa, ngô. Ông Quyết tính nhẩm, năng suất trung bình 1 sào thanh hao đạt khoảng 2 - 2,5 tạ lá khô, với giá bán dao động 18.000 - 20.000 đ/kg.
Trong khi đó, chi phí đầu tư thấp, chỉ từ 150.000 - 180.000 đ/sào. Nhiều người dân có kinh nghiệm có thể tự nhân giống cho năm sau. Trừ các khoản chi phí, trung bình mỗi sào thanh hao cho thu lãi hơn 4 triệu đồng.
Thu hoạch thanh hao khá dễ, chỉ cần cắt tỉa các cành già xung quanh, về phơi khô rồi rũ đập lấy lá vụn là xuất bán. Sản phẩm khô đến đâu thương lái thu mua đến đó. Tuy nhiên, trồng thanh hao vẫn bấp bênh đầu ra vì giá cả phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, có năm giá giảm xuống còn 5.000 đ/kg, khiến người trồng khóc dở mếu dở. Ngoài thu bán lá làm thuốc, cây thanh hao sau khi thu hoạch còn được dùng làm gậy chống để trồng dưa leo.
Hiện nay, người dân trồng thanh hao đã chủ động được cây giống, nắm bắt được kỹ thuật chăm bón, đồng thời với đặc tính của thanh hao có thể thu hoạch rải ra nhiều lần (thu hoạch lá 3 - 4 lần/vụ), chứ không thu hái tập trung trong một khoảng thời gian nhất định.
Có thể bạn quan tâm

Do tác động từ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập vào thị trường Mỹ của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL giảm mạnh…

Tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình (Bắc Ninh), mô hình chăn nuôi gà ta thịt của CCB Cát Văn Kim thôn Ngô Cương với số lượng nuôi 3 nghìn con mỗi lứa cho thu lãi 500 triệu đồng/năm. Diện tích chăn nuôi không lớn nhưng đây được xem là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao và dễ áp dụng cho các hộ chăn nuôi.

Với nghề nuôi ngựa truyền thống của gia đình, anh Lực dành thêm 4 năm theo học nghề chăn nuôi thú y. Sau khi tham khảo thị trường, năm 2012 anh Lực đã vay vốn để cải tạo, mở rộng chuồng trại, mua 7 con ngựa cái về nuôi. Một năm sau, đàn ngựa cái bắt đầu sinh sản. Trung bình ngựa cái sau 11 tháng sẽ đẻ con, ngựa con nuôi trong vòng 1 năm rưỡi là có thể bán.

Nhằm đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi để tăng thu nhập, giảm nghèo và vươn lên khá giả, cùng với các loại hình nuôi đa cây, con khác, việc nuôi rắn ri tượng tại hộ gia đình hiện tại được một số nông dân trong xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau) thực hiện mang lại hiệu quả khá.

Ông Trần Văn Bé Năm, ấp 17, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, cho biết: “Nông dân trong ấp nhiều năm qua vẫn bỏ phí rơm sau thu hoạch. Nhiều hộ có trồng nấm rơm nhưng chỉ thu hoạch đủ phục vụ bữa ăn gia đình hoặc bán chút ít".