Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Thành Công Cây Khoai Tây Hà Lan Trên Ruộng Đồng Trung Du

Trồng Thành Công Cây Khoai Tây Hà Lan Trên Ruộng Đồng Trung Du
Ngày đăng: 16/05/2012

Khoai tây là loại cây hoa màu được trồng phổ biến ở ruộng đất đồng bằng Bắc bộ. Và đây cũng là loại cây liên tục được thay đổi giống để phù hợp với từng loại đất và cho thu hoạch cao. Xác định được đặc điểm đó, vừa qua, trạm khuyến nông phối hợp với Hội nông dân huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã hướng dẫn nông dân đưa vào trồng thử nghiệm trên đồng đất trung du loại khoai tây Hà Lan. Kết quả đã cho thu hoạch củ cao.

Với đặc điểm đất canh tác là đất vùng ven sông Hồng có dải phù sa tương đối màu mỡ cộng với những diện tích đất màu dưới chân đồi núi thấp có thể cho canh tác hoa màu, trong những năm qua, Hội nông dân huyện Hạ Hòa cùng trạm khuyến nông đã hướng bà con nông dân các xã vùng ven tận dụng để canh tác và đưa vào trồng cây khoai tây ngắn ngày nhằm tận dụng những diện tích đất giữa vụ lúa.

Để giúp bà con nông dân ở Hạ Hòa nắm vững kỹ thuật trồng và thâm canh cây khoai tây bằng các quy trình kỹ thuật mới, sử dụng phương pháp bón phân NPK khép kín, ủ rơm rạ bằng chế phẩm sinh học Trichoderma, nhằm nâng cao thu nhập dựa trên cơ sở tăng năng suất sản lượng trên đơn vị diện tích canh tác đất nông nghiệp. Được sự giúp đỡ của Viện di truyền giống cây trồng, Trung tâm khuyến nông tỉnh. Trạm khuyến nông Hạ Hòa phối hợp với UBND xã Vĩnh Chân xây dựng mô hình khảo nghiệm trồng khoai tây Diamant Hà Lan với quy mô 0,144 ha trên đất 2 vụ lúa 1 vụ đông có 7 hộ tham gia.

Các hộ tham gia mô hình được tập huấn trang bị kiến thức, cấp tài liệu về giống khoai tây Diamant Hà Lan. Đồng thời, hướng dẫn ngoài thực địa kỹ thuật bón phân, cách làm đất, vun xới, phòng trừ sâu bệnh. Giống khoai tây Diamant Hà Lan trồng được cả 3 vụ trong năm, chịu thâm canh cao, thân mập, lá xanh nhạt, sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, có tiềm năng năng suất cao, tiêu chuẩn của giống đảm bảo chất lượng, tỷ lệ nảy mầm sau ủ đạt 95%. Các hộ dân tích cực tham gia làm đúng theo quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn, đảm bảo khung thời vụ.

Nhờ thực hiện đúng kỹ thuật đã được hướng dẫn nên mô hình cây khoai tây Diamant Hà Lan trồng vụ đông 2011 tại xã Vĩnh Chân –Hạ Hòa, sử dụng phân bón sinh học ủ rơm rạ và phân bón NPK khép kín sinh trưởng phát triển khá, thân mập, sau 45 ngày chiều cao trung bình 50-55cm. Khi thu hoạch cho củ to, một cây có thể cho từ 5 - 9 củ, ít bị sâu bệnh, năng suất khá cao, bình quân mỗi sào đạt 700kg, thu 2.544.000đ/sào, cao hơn các cây mầu khác mà chi phí thời gian lao động thấp 10 công/sào.

Bà Nguyễn Thị Nụ ở xã Minh Hạc cho biết: Được Hội nông dân và trạm khuyến nông huyện tuyên truyền vận động về hiệu quả của giống khoai tây Hà Lan, gia đình anh đã mạnh dạn đăng ký trồng với diện tích 1 sào. Để đạt được năng suất cao nhất của giống khoai này anh đã chọn chỗ ruộng có đất tơi xốp và cày bừa thật kỹ rồi lên luống đôi để thuận tiện cho việc chăm sóc. Nhờ làm đúng kỹ thuật cộng với cách bón phân theo đúng qui định nên cây khoai phát triển tốt cho nhiều củ to, đẹp. Giống khoai tây Hà Lan này ít sâu bệnh, lại cho năng suất cao gấp hơn 2 lần giống khoai tây Trung Quốc nên gia đình tôi sẽ nhân rộng giống khoai tây này trồng vào vụ sau.

Qua mô hình cho thấy giống khoai tây Diamant- Hà Lan rất phù hợp với đồng đất ở Hạ Hòa cho hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất vụ Đông. Thời gian tới nếu làm tốt việc duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình trồng cây khoai tây Hà Lan sẽ là điều kiện để góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân Hạ Hòa.

Có thể bạn quan tâm

Bơm Tạp Chất Vào Tôm Âm Mưu Phá Hoại? Bơm Tạp Chất Vào Tôm Âm Mưu Phá Hoại?

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD), tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu bắt đầu xuất hiện vào năm 1996 ở ĐBSCL. Từ đó đến nay, nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn đang nở rộ, nhất là vào thời điểm giáp vụ, khan hiếm nguyên liệu ở khu vực này.

24/12/2014
Bình Định Phát Hiện Nhiều Trường Hợp Sử Dụng “Nghề Cấm” Trong Lĩnh Vực Khai Thác Thủy Sản Bình Định Phát Hiện Nhiều Trường Hợp Sử Dụng “Nghề Cấm” Trong Lĩnh Vực Khai Thác Thủy Sản

Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm

24/12/2014
Chống Rét Cho Vật Nuôi Không Đổ Bệnh Chống Rét Cho Vật Nuôi Không Đổ Bệnh

Thời tiết đang rét đậm kèm theo gió mùa Đông Bắc nên sức đề kháng của vật nuôi và thủy sản giảm, sinh trưởng phát triển chậm, dễ mắc bệnh, thậm chí có thể chết rét hàng loạt nếu như không có biện pháp phòng, chống kịp thời

26/12/2014
Cần Nâng Cấp Hầm Bảo Quản Trên Tàu Khai Thác Hải Sản Cần Nâng Cấp Hầm Bảo Quản Trên Tàu Khai Thác Hải Sản

Những năm qua, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản của ngư dân Tiền Giang lên đến 30%. Nguyên nhân chính là do hầm bảo quản không đảm bảo, phương pháp bảo quản còn lạc hậu, khiến chất lượng hải sản giảm sút. Do đó, việc nâng cấp hầm bảo quản, áp dụng các phương pháp bảo quản tiên tiến là vô cùng cần thiết, để giảm tổn thất sau thu hoạch.

26/12/2014
Nhọc Nhằn Mùa Biển Động Nhọc Nhằn Mùa Biển Động

“Thời tiết xấu, ngư dân chúng tôi không dám đùa giỡn với tính mạng và tài sản của mình nên phải cho tàu nằm bờ gần một tháng nay”, thuyền trưởng Nguyễn Công (chủ tàu BĐ 95279, trú huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) đang neo đậu tàu tại Âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng chia sẻ.

26/12/2014