Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Thành Công Cây Khoai Tây Hà Lan Trên Ruộng Đồng Trung Du

Trồng Thành Công Cây Khoai Tây Hà Lan Trên Ruộng Đồng Trung Du
Ngày đăng: 16/05/2012

Khoai tây là loại cây hoa màu được trồng phổ biến ở ruộng đất đồng bằng Bắc bộ. Và đây cũng là loại cây liên tục được thay đổi giống để phù hợp với từng loại đất và cho thu hoạch cao. Xác định được đặc điểm đó, vừa qua, trạm khuyến nông phối hợp với Hội nông dân huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã hướng dẫn nông dân đưa vào trồng thử nghiệm trên đồng đất trung du loại khoai tây Hà Lan. Kết quả đã cho thu hoạch củ cao.

Với đặc điểm đất canh tác là đất vùng ven sông Hồng có dải phù sa tương đối màu mỡ cộng với những diện tích đất màu dưới chân đồi núi thấp có thể cho canh tác hoa màu, trong những năm qua, Hội nông dân huyện Hạ Hòa cùng trạm khuyến nông đã hướng bà con nông dân các xã vùng ven tận dụng để canh tác và đưa vào trồng cây khoai tây ngắn ngày nhằm tận dụng những diện tích đất giữa vụ lúa.

Để giúp bà con nông dân ở Hạ Hòa nắm vững kỹ thuật trồng và thâm canh cây khoai tây bằng các quy trình kỹ thuật mới, sử dụng phương pháp bón phân NPK khép kín, ủ rơm rạ bằng chế phẩm sinh học Trichoderma, nhằm nâng cao thu nhập dựa trên cơ sở tăng năng suất sản lượng trên đơn vị diện tích canh tác đất nông nghiệp. Được sự giúp đỡ của Viện di truyền giống cây trồng, Trung tâm khuyến nông tỉnh. Trạm khuyến nông Hạ Hòa phối hợp với UBND xã Vĩnh Chân xây dựng mô hình khảo nghiệm trồng khoai tây Diamant Hà Lan với quy mô 0,144 ha trên đất 2 vụ lúa 1 vụ đông có 7 hộ tham gia.

Các hộ tham gia mô hình được tập huấn trang bị kiến thức, cấp tài liệu về giống khoai tây Diamant Hà Lan. Đồng thời, hướng dẫn ngoài thực địa kỹ thuật bón phân, cách làm đất, vun xới, phòng trừ sâu bệnh. Giống khoai tây Diamant Hà Lan trồng được cả 3 vụ trong năm, chịu thâm canh cao, thân mập, lá xanh nhạt, sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, có tiềm năng năng suất cao, tiêu chuẩn của giống đảm bảo chất lượng, tỷ lệ nảy mầm sau ủ đạt 95%. Các hộ dân tích cực tham gia làm đúng theo quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn, đảm bảo khung thời vụ.

Nhờ thực hiện đúng kỹ thuật đã được hướng dẫn nên mô hình cây khoai tây Diamant Hà Lan trồng vụ đông 2011 tại xã Vĩnh Chân –Hạ Hòa, sử dụng phân bón sinh học ủ rơm rạ và phân bón NPK khép kín sinh trưởng phát triển khá, thân mập, sau 45 ngày chiều cao trung bình 50-55cm. Khi thu hoạch cho củ to, một cây có thể cho từ 5 - 9 củ, ít bị sâu bệnh, năng suất khá cao, bình quân mỗi sào đạt 700kg, thu 2.544.000đ/sào, cao hơn các cây mầu khác mà chi phí thời gian lao động thấp 10 công/sào.

Bà Nguyễn Thị Nụ ở xã Minh Hạc cho biết: Được Hội nông dân và trạm khuyến nông huyện tuyên truyền vận động về hiệu quả của giống khoai tây Hà Lan, gia đình anh đã mạnh dạn đăng ký trồng với diện tích 1 sào. Để đạt được năng suất cao nhất của giống khoai này anh đã chọn chỗ ruộng có đất tơi xốp và cày bừa thật kỹ rồi lên luống đôi để thuận tiện cho việc chăm sóc. Nhờ làm đúng kỹ thuật cộng với cách bón phân theo đúng qui định nên cây khoai phát triển tốt cho nhiều củ to, đẹp. Giống khoai tây Hà Lan này ít sâu bệnh, lại cho năng suất cao gấp hơn 2 lần giống khoai tây Trung Quốc nên gia đình tôi sẽ nhân rộng giống khoai tây này trồng vào vụ sau.

Qua mô hình cho thấy giống khoai tây Diamant- Hà Lan rất phù hợp với đồng đất ở Hạ Hòa cho hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất vụ Đông. Thời gian tới nếu làm tốt việc duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình trồng cây khoai tây Hà Lan sẽ là điều kiện để góp phần nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người nông dân Hạ Hòa.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy Mạnh Phát Triển Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Đẩy Mạnh Phát Triển Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh không ngừng tăng lên.

29/06/2013
Nhiều Bất Cập Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Kiên Giang Nhiều Bất Cập Trong Nuôi Tôm Công Nghiệp Ở Kiên Giang

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang, quy hoạch đến năm 2015, tổng diện tích nuôi tôm công nghiệp của tỉnh là 20.000 ha, tập trung ở 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành, trong đó kế hoạch năm 2013 này thả nuôi khoảng 2.000 ha.

29/03/2013
Làm Gì Để Thúc Đẩy Sản Xuất Nông Nghiệp “Mũi Nhọn”? Làm Gì Để Thúc Đẩy Sản Xuất Nông Nghiệp “Mũi Nhọn”?

Điện Biên được đánh giá có tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Ngoài được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên, thì tỉnh ta còn có nguồn nhân lực dồi dào. Song, giải pháp nào để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp “mũi nhọn” cho địa phương - ngành “trụ cột” của tỉnh nhà là bài toán nan giải…

29/06/2013
“Cánh Đồng Mẫu Lớn” Tăng Thêm Lợi Nhuận 2 Triệu Đồng/héc-Ta Ở An Giang “Cánh Đồng Mẫu Lớn” Tăng Thêm Lợi Nhuận 2 Triệu Đồng/héc-Ta Ở An Giang

Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa tổng kết mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” tại xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành - An Giang). Mô hình có 116 nông dân tham gia sản xuất 217 héc-ta lúa đều đạt lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu đồng/héc-ta.

30/03/2013
Mường Đăng Xây Dựng Môi Trường Nông Thôn Mới Mường Đăng Xây Dựng Môi Trường Nông Thôn Mới

Xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng là một trong nhiều địa phương ở tỉnh ta đang chờ phê duyệt Đề án xây dựng Nông thôn mới. Hầu hết các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới xã đều chưa triển khai thực hiện được. Song từ thực tế hiện nay, một số tiêu chí xã có thể triển khai ngay mà không cần đợi phê duyệt, đó là một số mục tiêu trong tiêu chí thứ 17 về xây dựng môi trường nông thôn.

29/06/2013