Trồng Thâm Canh Cây Ca Cao Ở Bình Phước

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nhân rộng chủ trương giữ lại vườn điều hiện có của tỉnh, năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước là một trong số nhiều tỉnh khác thuộc khu vực Nam Bộ được tham gia thực hiện dự án trồng thâm canh cây ca cao thuộc nguồn vốn Trung ương.
Qui mô dự án thực hiện ở Bình Phước là 16ha/42 hộ, thực hiện tại 2 xã Đồng Tiến 12 ha và Đồng Tâm 4 ha, thuộc huyện Đồng Phú. Những hộ tham gia mô hình đều là những hộ chịu khó, muốn học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật, có khả năng tuyền truyền cho nông dân khác… và rất tâm huyết làm giàu từ loại cây trồng này. Tham gia mô hình các hộ được Nhà nước hỗ trợ 100 % về cây giống, 50 % vật tư (phân bón, thuốc BVTV) trong năm thứ nhất, và vật tư chăm sóc hai năm tiếp theo. Ngoài ra, nông dân được hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cacao, đặc biệt cách phòng trừ con mối, hiện là đối tượng gây hại cacao mạnh nhất giai đoạn mới trồng.
Đến nay, mô hình đạt kết quả khá tốt, thực hiện đúng tiến độ đề ra. Vườn cacao của các hộ sinh trưởng tốt, cây đều ra đợt đọt non mới, sâu bệnh hại không đáng kế, phòng trừ mối tốt nên gần như không ảnh hưởng gì, tỷ lệ cây sống đạt trên 98%. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên đi thăm vườn, giúp bà con cách phát hiện ra sâu bệnh phòng và xử lý kịp thời.
Việc xây dựng mô hình đã góp phần giúp bà con nông dân biết áp dụng Khoa học kỹ thuật vào việc trồng thâm canh cacao, cũng như các cây công nghiệp khác để tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Bình Phước là tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, diện tích cây điều rất lớn, thích hợp để trồng xen cây cacao, một loại cây ưa bóng. Vì vây, mô hình là giải pháp nâng cao thu nhập cho vườn điều một cách bền vững, hiệu quả.
Thực hiện mô hình góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, hạn chế xói mòn, góp phần điều hòa môi trường sinh thái, tạo thêm công ăn việc làm, tạo một tập quán canh tác mới, từng bước thay đổi nhận thức chỉ thâm canh một loại cây của nông dân, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích cho người nông dân theo đúng chủ trương phát triển của một xã nông thôn mới.
Tuyên truyền nhân rộng diện tích trồng cacao của tỉnh, phù hợp định hướng mở rộng diện tích cacao theo chủ trương của Sở nông nghiệp và Bộ Nông nghiệp. Hơn nữa, nó còn góp phần tạo thêm thương hiệu Bình Phước, một tỉnh không chỉ với sản phẩm nông nghiệp là điều, tiêu, cà phê, cao su mà trong thời gian gần nhất sẽ còn là ca cao
Có thể bạn quan tâm

Vụ mùa năm nay, Trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn đã đưa vào thử nghiệm cấy mạ ném theo phương pháp gieo mạ khay (hay còn gọi là cấy đứng) diện tích 0,5ha tại khu Bần, xã Võ Miếu với giống lúa lai 3 dòng CT 16. Ưu điểm của phương pháp gieo mạ khay cấy ném là đơn giản, dễ làm, có thể áp dụng trên mọi chân ruộng, trong mọi điều kiện.

Trung tâm Khuyến nông và Chi cục BVTV đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ hạt giống lúa để tăng tỷ lệ nảy mầm, bón phân đủ lượng, chăm sóc lúa sau gieo cấy; tiếp tục chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa.

Từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, cả nước xuất hiện đợt nắng nóng kéo dài đột biến, nhất là tại các tỉnh Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên đã khiến hàng nghìn nông dân các vùng trồng ngô lo ngại.

Mô hình sản xuất lúa có bón phân dúi được Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Tây Giang triển khai thực hiện tại 3 thôn Pơ’ning, A Rớt, Nal (xã Lăng) với 103 hộ đồng bào Cơ Tu tham gia trên tổng diện tích 10ha.

Ngày 16-6, đoàn đại biểu HĐND 3 cấp tỉnh Đồng Nai, huyện và xã do bà Quách Ngọc Lan, Trưởng ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh, làm trưởng đoàn đã có các buổi gặp gỡ với cử tri tại xã Gia Canh, Phú Tân (huyện Định Quán).