Trồng Thâm Canh Cây Ca Cao Ở Bình Phước

Nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, nhân rộng chủ trương giữ lại vườn điều hiện có của tỉnh, năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bình Phước là một trong số nhiều tỉnh khác thuộc khu vực Nam Bộ được tham gia thực hiện dự án trồng thâm canh cây ca cao thuộc nguồn vốn Trung ương.
Qui mô dự án thực hiện ở Bình Phước là 16ha/42 hộ, thực hiện tại 2 xã Đồng Tiến 12 ha và Đồng Tâm 4 ha, thuộc huyện Đồng Phú. Những hộ tham gia mô hình đều là những hộ chịu khó, muốn học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật, có khả năng tuyền truyền cho nông dân khác… và rất tâm huyết làm giàu từ loại cây trồng này. Tham gia mô hình các hộ được Nhà nước hỗ trợ 100 % về cây giống, 50 % vật tư (phân bón, thuốc BVTV) trong năm thứ nhất, và vật tư chăm sóc hai năm tiếp theo. Ngoài ra, nông dân được hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cacao, đặc biệt cách phòng trừ con mối, hiện là đối tượng gây hại cacao mạnh nhất giai đoạn mới trồng.
Đến nay, mô hình đạt kết quả khá tốt, thực hiện đúng tiến độ đề ra. Vườn cacao của các hộ sinh trưởng tốt, cây đều ra đợt đọt non mới, sâu bệnh hại không đáng kế, phòng trừ mối tốt nên gần như không ảnh hưởng gì, tỷ lệ cây sống đạt trên 98%. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên đi thăm vườn, giúp bà con cách phát hiện ra sâu bệnh phòng và xử lý kịp thời.
Việc xây dựng mô hình đã góp phần giúp bà con nông dân biết áp dụng Khoa học kỹ thuật vào việc trồng thâm canh cacao, cũng như các cây công nghiệp khác để tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Bình Phước là tỉnh có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, diện tích cây điều rất lớn, thích hợp để trồng xen cây cacao, một loại cây ưa bóng. Vì vây, mô hình là giải pháp nâng cao thu nhập cho vườn điều một cách bền vững, hiệu quả.
Thực hiện mô hình góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, hạn chế xói mòn, góp phần điều hòa môi trường sinh thái, tạo thêm công ăn việc làm, tạo một tập quán canh tác mới, từng bước thay đổi nhận thức chỉ thâm canh một loại cây của nông dân, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích cho người nông dân theo đúng chủ trương phát triển của một xã nông thôn mới.
Tuyên truyền nhân rộng diện tích trồng cacao của tỉnh, phù hợp định hướng mở rộng diện tích cacao theo chủ trương của Sở nông nghiệp và Bộ Nông nghiệp. Hơn nữa, nó còn góp phần tạo thêm thương hiệu Bình Phước, một tỉnh không chỉ với sản phẩm nông nghiệp là điều, tiêu, cà phê, cao su mà trong thời gian gần nhất sẽ còn là ca cao
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi tôm hùm lồng tại các tỉnh Nam Trung bộ đã có hơn 20 năm nay, mang lại giá trị gần 4.000 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, nghề này đang gặp khó khăn.

Tính đến nay, nông dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi được 6.637 ha tôm nước lợ, trong đó tôm thẻ chân trắng là 5.210 ha, tôm sú 1.018 ha. Hiện dịch bệnh trên tôm nuôi đang diễn biến phức tạp, đã có 2.416 ha tôm thẻ chân trắng và 300 ha tôm sú bị thiệt hại, gây nhiều khó khăn cho người nuôi tôm địa phương.

Năm 2013 có thể nói là năm “thắng lợi” đối với nhiều người trồng khoai lang tím Nhật ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp) bởi giá khoai luôn ở mức trung bình trên 800 ngàn đồng/tạ, có thời điểm “sốt giá” lên đến 1,3 triệu đồng/tạ.

Nhiều bà con nông dân gần xa đang rỉ tai nhau về mô hình trồng sen của anh Nguyễn Văn Chia, hội viên Chi hội Nông dân khu vực Bình Hòa A, phường Phước Thới, quận Ô Môn (TP.Cần Thơ) cho hiệu quả kinh tế cao.

Theo nhà vườn trồng bưởi Nguyễn Tấn Tư, ấp Hòa Định, xã Vĩnh Thới (Đồng Tháp, giá bưởi 4 tháng đầu năm luôn ổn định ở mức cao. Bưởi da xanh tại thời điểm này, thương lái mua tại vườn loại I (1 trái từ 1kg trở lên) giá dao động từ 40.000 - 52.000 đồng/kg; bưởi năm roi giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so cùng kỳ năm rồi.