Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng sâm, bảo vệ môi trường

Trồng sâm, bảo vệ môi trường
Ngày đăng: 27/07/2015

Cây sâm chỉ tồn tại và phát triển trong môi trường của rừng nguyên sinh hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi, dưới tán rừng có độ che phủ từ 70 - 80%, ở nhiệt độ dao động từ 8 - 180C và có thảm mùn tơi xốp cho bộ rễ củ phát triển. Điều này đòi hỏi cây sâm phải ở trong vùng lõi của khu rừng mới phát triển được, muốn trồng một héc ta sâm phải tự bảo vệ 3 - 5ha rừng hoặc nhiều hơn nữa. Một thực tế ta dễ nhận thấy ở các xã Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, nơi bà con xây dựng các vườn sâm Ngọc Linh, đó là những vùng rừng chung quanh với bán kính 1.000m được bảo vệ cẩn thận, không ai được phép chặt hạ hoặc đốn cây ở khu vực này. Nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt theo luật tục của làng. Hiện ở các xã vùng cao quanh sườn núi Ngọc Linh hình thành 2 vườn sâm của Nhà nước và nhiều vườn sâm của các gia đình chiếm khoảng 70ha. Những khu rừng ở đây được bảo vệ lan rộng lên đến hàng nghìn héc ta với vẻ nguyên sơ hoang dã của rừng nguyên sinh.

Huyện Nam Trà My đang xúc tiến việc mở rộng vùng trồng sâm tại 7 xã vùng cao giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030. Điều đó có nghĩa những khu rừng ở đây không chỉ được bảo vệ mà còn được trồng mới hoặc chăm sóc cho tái sinh với diện tích tương đương. Để biến mục tiêu thành hiện thực, tại kỳ họp tháng 7.2015, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết cho thuê môi trường rừng để trồng sâm. Theo đó, các doanh nghiệp muốn đầu tư trồng sâm trên địa bàn tỉnh sẽ được Nhà nước cho thuê môi trường rừng dài hạn đến 25 năm, với giá thuê cũng ưu đãi chỉ với 200.000 đồng/ha/năm. Còn với các gia đình trồng sâm không phải trả tiền thuê mà còn được Nhà nước khuyến khích cấp môi trường rừng. Mục đích là để doanh nghiệp và người dân tự giác và tự đầu tư công sức tiền của để bảo vệ và nhân rộng diện tích rừng. Như vậy, từ nay Nhà nước hàng năm không phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng ra thuê dân bảo vệ rừng, Nhà nước có khoản thu tiền tỷ từ cho thuê môi trường rừng và rừng không chỉ được bảo vệ chặt chẽ mà còn được mở rộng thêm.

Sau 20 năm, quy mô diện tích trồng sâm ở Nam Trà My không chỉ dừng lại 19.000ha mà còn được di thực ra khắp vùng núi của huyện, khi đó giấc mơ về màu xanh bạt ngàn của rừng nguyên sinh sẽ dần hiện hữu, phục hồi, trải dài trên các sườn núi, tạo nên bức tranh tươi mới, một môi trường trong lành cho vùng cao.


Có thể bạn quan tâm

Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phát triển đàn vật nuôi hiệu quả Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) phát triển đàn vật nuôi hiệu quả

Bên cạnh thế mạnh về thủy sản, thời gian qua, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) còn chú trọng phát triển đàn vật nuôi, nhất là nuôi bò, nuôi dê sinh sản, giúp cải thiện cuộc sống người dân.

25/07/2015
Quy hoạch chăn nuôi cần tính đến cân đối nguồn nước phù hợp Quy hoạch chăn nuôi cần tính đến cân đối nguồn nước phù hợp

Vùng cực nam Trung Bộ vừa trải qua một vụ nóng hạn tồi tệ. Cuộc sống con người bị chao đảo vì thiếu nước. Những cánh đồng nứt nẻ, cây trồng héo khô. Nhiều đàn gia súc ốm o, xơ xác vì khát. Những hình ảnh này gợi lên suy nghĩ về nhu cầu khẩn thiết là nước ngọt cho chăn nuôi.

25/07/2015
Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quy hoạch theo hướng giảm lúa Đầu tư nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quy hoạch theo hướng giảm lúa

Không chỉ mất cân đối về quy hoạch giữa nguồn lương thực xuất khẩu và nguồn nguyên liệu chăn nuôi trong nước, gây những xáo trộn mà những quan sát mới nhất từ các chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, vị thế cây lúa đã qua “thời gái son”, không chỉ thị trường xuất khẩu co hẹp mà còn đang làm sụt giảm đà tăng trưởng của ngành nông nghiệp...

25/07/2015
Ngành chăn nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long cần từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn Ngành chăn nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long cần từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn

Những năm qua, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều hướng người chăn nuôi sản xuất theo hướng tập trung, chăn nuôi trang trại, công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ vẫn duy trì và hằng năm cung ứng một sản lượng không nhỏ phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Trước tình hình này, Bộ NN&PTNT khẳng định tiếp tục bám sát mục tiêu đề ra, song vẫn có những hỗ trợ cần thiết cho chăn nuôi nhỏ lẻ, từng bước chuyển dần sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn.

25/07/2015
Một số điều lưu ý về chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản Một số điều lưu ý về chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng các giải pháp kỹ thuật thích hợp vào nuôi thủy sản ngày càng phát triển tích cực, đặc biệt là việc sử dụng các loại chế phẩm sinh học vì giúp nâng cao sức tăng trưởng, đề kháng của tôm, cá và hạn chế việc lưu tồn mầm bệnh trong nước, giảm thiểu các tác động gây ô nhiễm môi trường.

25/07/2015