Trồng sâm, bảo vệ môi trường

Cây sâm chỉ tồn tại và phát triển trong môi trường của rừng nguyên sinh hàng trăm, hàng nghìn năm tuổi, dưới tán rừng có độ che phủ từ 70 - 80%, ở nhiệt độ dao động từ 8 - 180C và có thảm mùn tơi xốp cho bộ rễ củ phát triển. Điều này đòi hỏi cây sâm phải ở trong vùng lõi của khu rừng mới phát triển được, muốn trồng một héc ta sâm phải tự bảo vệ 3 - 5ha rừng hoặc nhiều hơn nữa. Một thực tế ta dễ nhận thấy ở các xã Trà Linh, Trà Cang, Trà Nam, nơi bà con xây dựng các vườn sâm Ngọc Linh, đó là những vùng rừng chung quanh với bán kính 1.000m được bảo vệ cẩn thận, không ai được phép chặt hạ hoặc đốn cây ở khu vực này. Nếu ai vi phạm sẽ bị xử phạt theo luật tục của làng. Hiện ở các xã vùng cao quanh sườn núi Ngọc Linh hình thành 2 vườn sâm của Nhà nước và nhiều vườn sâm của các gia đình chiếm khoảng 70ha. Những khu rừng ở đây được bảo vệ lan rộng lên đến hàng nghìn héc ta với vẻ nguyên sơ hoang dã của rừng nguyên sinh.
Huyện Nam Trà My đang xúc tiến việc mở rộng vùng trồng sâm tại 7 xã vùng cao giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn 2030. Điều đó có nghĩa những khu rừng ở đây không chỉ được bảo vệ mà còn được trồng mới hoặc chăm sóc cho tái sinh với diện tích tương đương. Để biến mục tiêu thành hiện thực, tại kỳ họp tháng 7.2015, HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết cho thuê môi trường rừng để trồng sâm. Theo đó, các doanh nghiệp muốn đầu tư trồng sâm trên địa bàn tỉnh sẽ được Nhà nước cho thuê môi trường rừng dài hạn đến 25 năm, với giá thuê cũng ưu đãi chỉ với 200.000 đồng/ha/năm. Còn với các gia đình trồng sâm không phải trả tiền thuê mà còn được Nhà nước khuyến khích cấp môi trường rừng. Mục đích là để doanh nghiệp và người dân tự giác và tự đầu tư công sức tiền của để bảo vệ và nhân rộng diện tích rừng. Như vậy, từ nay Nhà nước hàng năm không phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng ra thuê dân bảo vệ rừng, Nhà nước có khoản thu tiền tỷ từ cho thuê môi trường rừng và rừng không chỉ được bảo vệ chặt chẽ mà còn được mở rộng thêm.
Sau 20 năm, quy mô diện tích trồng sâm ở Nam Trà My không chỉ dừng lại 19.000ha mà còn được di thực ra khắp vùng núi của huyện, khi đó giấc mơ về màu xanh bạt ngàn của rừng nguyên sinh sẽ dần hiện hữu, phục hồi, trải dài trên các sườn núi, tạo nên bức tranh tươi mới, một môi trường trong lành cho vùng cao.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 11-9, đồng chí Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Xuân Lộc về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tham gia đoàn công tác còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.

Theo một số chủ doanh nghiệp (DN), trang trại, hiện nhiều DN, trang trại chăn nuôi đang chuyển hướng từ làm gia công cho các doanh nghiệp FDI sang tự chủ, thành đối tác làm ăn với họ. Các chủ DN, trang trại ngày càng quan tâm xây dựng chuỗi trong chăn nuôi nhằm tăng sức cạnh tranh.

Nhằm giúp người trồng mía có những thông tin về công tác chuẩn bị, tình hình giá cả, chính sách thu mua, cũng như những kế hoạch sản xuất trong vụ mía 2014-2015, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), xung quanh những vấn đề mà bà con nông dân quan tâm hiện nay.

Đi trên cánh đồng khóm Cầu Đúc ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang vào những ngày này, nhìn đâu cũng thấy nụ cười của người trồng khóm. Ông Vu Suổi, Chủ nhiệm Hợp tác xã trồng khóm Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, cho biết: Giá khóm tại rẫy được các thương lái thu mua dao động từ 5.500-6.300 đồng/trái (loại hơn 1kg/trái). Đây là mức giá kỷ lục từ trước đến nay.

Với hơn 74 nghìn hecta diện tích gieo sạ hằng năm nhưng hiện giờ, ngành nông nghiệp tỉnh vẫn chưa có được bản quyền của một loại giống lúa siêu nguyên chủng nào; trong khi Dự án hỗ trợ phát triển giống lúa thuần mới chất lượng cao (gọi tắt là Dự án) thì triển khai cầm chừng vì “khát” vốn!