Trồng Sa Nhân Tím Đạt Hiệu Quả Cao

Cách đây đã 3 năm, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ chọn xã Sơn Lang, huyện Kbang tỉnh Gia Lai làm nơi để thử nghiệm trồng sa nhân tím thuộc đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu gây trồng sa nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai nhằm bảo vệ, phát triển nguồn gen quý, sử dụng hiệu quả vùng đất dốc và nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng núi”.
Hộ anh Đinh Dũng, người Bahnar ở thôn Hà Nừng, và hộ chị Nguyễn Thị Huệ thôn 3, xã Sơn Lang được chọn trồng mô hình thử nghiệm. Đề tài đã cung cấp cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn gia đình anh Dũng trồng và chăm sóc 2 ha dưới tán rừng xoan. Hộ chị Huệ được trả 1 triệu đồng để lên rừng tìm 1.000 mắt giống sa nhân tím để ươm vô tính và được giao 10 khoảnh rừng 6m x 14m để trồng, trung bình mỗi khoảnh trồng khoảng 26 mắt giống.
Mô hình đã cho kết quả cao, nhìn những luống sa nhân tím lên xanh mướt dưới tán rừng, những chùm quả nằm chen dưới góc cây sa nhân hứa hẹn mùa bội thu cho người dân nơi đây. Khoảnh sa nhân tím khoảng 84 m2 của gia đình chị Huệ với hơn 50 kg quả khô (thu hoạch từ tháng 5 cho đến hết tháng 10) với giá thương lái thu mua là 160 nghìn đồng/kg quả khô, hộ chị Huệ thu được 8 triệu đồng. Hộ anh Đinh Dũng thu hơn khoảng 5 tạ quả khô, thu 80 triệu đồng. So với trước đây, nếu như không trồng xen sa nhân tím, vườn xoan 4 năm tuổi gần khép tán của anh cũng không thu hoạch được, mà còn mất thêm công chăm sóc.
Thành công bước đầu của việc trồng xen canh cây sa nhân tím dưới tán rừng, và rừng xoan đã cho kết quả tốt, hứa hẹn một sự khởi đầu thuận lợi, đồng thời mở ra hướng đi mới, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân đồng thời gắn kết tăng hiệu quả công tác bảo vệ rừng. Chị Nguyễn Thị Huệ cho biết, hiện nay nhiều hộ dân địa phương mong muốn được tham gia trồng sa nhân tím. Nếu được giao đất rừng, người dân sẵn sàng nhận khoán để giữ rừng cũng như trồng sa nhân tím.
Việc trồng sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên và tán rừng trồng như dưới tán rừng keo, xoan… 2 - 3 năm tuổi và dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt sinh trưởng phát triển tốt góp phần hạn chế xói mòn, ngăn chặn và hạn chế lũ lụt nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Cây sa nhân tím không tranh chấp đất với các loại cây trồng khác mà chỉ tận dụng được đất dưới tán rừng để tăng nguồn thu nhập trên một đơn vị diện tích. Cây sa nhân có giá trị làm thuốc chữa nhiều loại bệnh về đường ruột và còn dùng để chiết tinh dầu làm hương liệu thực phẩm, nước hoa, dầu gội, gia vị...
Giống sa nhân tím sinh trưởng và phát triển tốt, ra hoa đậu quả đạt 100%, năng suất khô của vụ 1 và vụ 2 đạt 139 - 275 kg/ha. Xét về hiệu quả kinh tế, 1ha trồng xen sa nhân tím tại huyện Kbang đã cho lãi ròng trên 21 triệu đồng. Do vậy, cần nhân rộng mô hình sa nhân tím trên địa bàn xã Sơn Lang cũng như tiến tới phổ biến trên toàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Từ bỏ cách làm nông nghiệp truyền thống, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và nông dân Lâm Đồng sẵn sàng dốc hầu bao đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Điều gì đã khiến cho "làn sóng đầu tư" bùng lên trên vùng đất nam Tây Nguyên này?

Là tổ chức tập hợp và đại diện quyền lợi của người nông dân, Hội Nông dân huyện Nghi Xuân luôn thể hiện chức năng và vai trò của mình trong việc định hướng, hỗ trợ phát triển kinh tế và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Hàng trăm mô hình SXKD của hội viên cho thu nhập cao ra đời, đều có sự song hành của các cấp hội nông dân từ huyện đến cơ sở.

Nếu như năm ngoái, Trung tâm đã bán hết 250 ngàn cây cà phê thực sinh và 100 ngàn cây cà phê ghép, thì cùng thời điểm này năm nay, 300 ngàn cây cà phê thực sinh vẫn còn tồn lại vườn ươm, chưa thể xuất được. Nếu không xuất cây đúng thời điểm, cũng có nghĩa chất lượng cây giống sẽ giảm.

Để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong điều kiện đô thị hóa nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhiều nông dân trong tỉnh đã chuyển hướng sang làm nông nghiệp đô thị (NNĐT), nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)…

Ông Lộc Cá Pắn, thôn Thống Nhất, xã Hải Lạng (Tiên Yên - Quảng Ninh) vừa kết thúc đợt thu hoạch cá đối mục theo mô hình nuôi ghép 2ha cá đối mục và tôm sú. Ở mô hình này, cá đối mục không phải đối tượng nuôi chính song cũng đã cho sản lượng và giá trị tương đối lớn.