Trồng Rừng Vượt Kế Hoạch Hơn 1.000 Ha

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thực hiện phương châm giải quyết đất lâm nghiệp bị bao chiếm đến đâu, thì tổ chức trồng rừng đến đó.
Từ năm 2009 đến nay, toàn tỉnh trồng hơn 5.054 ha rừng (vượt kế hoạch hơn 1.000 ha), tăng hơn 5 lần so với 5 năm trước (từ năm 2004 đến 2008 tổng diện tích trồng rừng toàn tỉnh là 945,8 ha).
Cụ thể, năm 2009 trồng được 1.009 ha/950ha; năm 2010 trồng 1.079 ha/700 ha; năm 2011 trồng 1.244 ha/805 ha; năm 2012 trồng 1.005 ha/945ha; năm 2013 trồng 717 ha/630 ha.
Nhìn chung, hầu hết diện tích rừng trồng trên đất giải quyết bao chiếm (chiếm trên 75% tổng diện tích trồng rừng) đều phát triển tốt. Riêng 11 ha ở khu rừng đặc dụng Núi Bà có tỷ lệ sống thấp, Ban quản lý khu rừng đang đề nghị hộ nhận khoán tiến hành trồng dặm lại; ở Khu rừng phòng hộ Dầu Tiếng có 30,9 ha sinh trưởng yếu, Ban quản lý đã có kế hoạch chăm sóc để nâng chất lượng rừng trồng đối với diện tích này.
5 năm qua, dù công tác trồng rừng đã vượt chỉ tiêu kế hoạch, nhưng khâu chuẩn bị cây giống, vốn không kịp thời và một số diện tích đã xử lý xong, không đủ cây giống để trồng.
Sắp tới, Sở tiếp tục chỉ đạo các Ban quản lý rừng, tổ chức kiểm tra, quản lý và hướng dẫn chăm sóc tốt diện tích rừng đã trồng, bảo đảm đạt chất lượng, được nghiệm thu. Đồng thời, chuẩn bị đủ cây giống, mặt bằng, thiết kế trồng rừng trên diện tích xử lý, đạt tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định đối với từng loại rung.
Có thể bạn quan tâm

Đến hẹn lại lên, các xã trồng na tại huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) lại có dịp so tài. Tại hội thi na hàng năm do UBND huyện phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở KH&CN tổ chức. Hội thi là nơi các hộ trồng na ở huyện giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức cũng như giới thiệu sản phẩm của mình. Lần thứ 3 tổ chức, hội thi năm 2013 tiếp tục tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn với sự tranh tài của 10 đội thi đến từ 7 xã, thị trấn trồng na trong huyện.

Nằm trong vùng "sừng hươu" của hồ Dầu Tiếng, xã Suối Dây (Tân Châu, Tây Ninh) từ lâu đã được coi là xã nghèo vì đường sá xa xôi, cách trở. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhờ cây sắn, đời sống cộng đồng người Chăm ở đây đã trở nên khấm khá hơn rất nhiều.

Theo báo cáo của các tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn vùng ĐBSCL đã thả nuôi 4.314ha cá tra, diện tích thu hoạch 2.116ha, sản lượng đạt 545.718 tấn, năng suất trung bình đạt 260 tấn/ha. Nếu so với năm 2012, sản lượng cá giống tăng 13,3%; diện tích nuôi giảm 4,1%; sản lượng cá thu hoạch tăng 2,3%.

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nông dân ở “vựa tôm” phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi tôm nuôi liên tiếp bị thiệt hại, nợ tiền đại lý thức ăn, nợ ngân hàng, đẩy hàng loạt hộ vào cảnh khốn đốn.

Bến Tre là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh, hàng ngàn hộ dân nông thôn trong tỉnh chọn nuôi gia súc là kinh tế chính của gia đình. Tuy nhiên, tình trạng chất thải trong chăn nuôi hầu như không được xử lý ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ làm ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Gần đây phương pháp nuôi heo trên đệm lót sinh thái hạn chế thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường được một số hộ dân trong tỉnh áp dụng thành công, mở ra một hướng mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh.