Trồng rừng ven biển chống biến đổi khí hậu

Bình Thuận từ đầu năm đến nay tuy chưa xảy ra mưa lớn, lũ ống, lũ quét như các tỉnh phía Bắc, nhưng đã xảy ra hạn hán, sạt lở ven biển, lốc xoáy ở một số nơi, gây thiệt hại không nhỏ tài sản của người dân. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, Bình Thuận đã triển khai nhiều giải pháp chống biến đổi khí hậu. Trong đó có Dự án trồng rừng ven biển. Tại Phú Quý, Trạm Lâm nghiệp đã và đang thực hiện đề tài thử nghiệm trồng rừng ven biển ở 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải và đã trồng 15.000 cây đước, cây mắm biển và cây đưng. Các loại cây trồng này bước đầu có tác dụng trong việc chống xói lở bờ biển.
Bình Thuận có bờ biển dài 192km, có nhiều vị trí gây ra ngập úng, sạt lở bờ biển, cát bồi lấp, như: Bình Thạnh, Chí Công, Phước Thể (Tuy Phong); Phan Rí Thành, Hòa Thắng (Bắc Bình); Mũi Né, Thiện Nghiệp, Phú Hài, Tiến Thành (Phan Thiết); Thuận Quý, Tân Thành (Hàm Thuận Nam); Tân Tiến, Tân Bình (La Gi); Sơn Mỹ (Hàm Tân)… cần phải sớm trồng rừng ven biển. Tuy nhiên, dự án trồng rừng ven biển giai đoạn 2015 - 2020, ngày 27/4/2015 mới được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đề cương, khảo sát, thiết kế, lập dự án, nên chưa triển khai trồng trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp bà con có những thông tin cần thiết để chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên xin giới thiệu một số mô hình chuyểnđổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả trên đất lúa đã được thực hiện thành công tại một số địa phương…

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn T.Ư, nắng nóng tiếp tục xảy ra ở các tỉnh Trung Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 35 đến 380C, có nơi hơn 380C. Do ảnh hưởng hút gió của rìa đông nam vùng áp thấp phía tây cho nên ở vịnh Bắc Bộ có gió nam đến đông nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Sóng biển cao từ 1,5 đến 2,5m. Biển động.

Vừa qua, Hội Nông dân xã Phước Lưu (Trảng Bàng - Tây Ninh) đã công bố quyết định thành lập Tổ hợp tác trồng nấm rơm sạch ấp Phước Thành.

64 hộ nông dân thuộc mô hình trình diễn “3 giảm, 3 tăng” tại ấp Hòa Hưng, xã Hòa Tân (Châu Thành - Đồng Tháp) đã thu hoạch dứt điểm 60ha diện tích trình diễn theo mô hình 3 giảm, 3 tăng và sản xuất giống lúa chất lượng cao OM 5451.

Tiếp tục thực hiện Dự án “Gieo hạt giống cho sự thay đổi: Giảm tác động biến đổi khí hậu dựa trên cộng đồng thông qua sản xuất lúa gạo bền vững” do Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) tài trợ; mới đây Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuyển giao công nghệ trồng nấm bằng nguyên liệu rơm cuộn từ máy cuốn rơm sau khi thu hoạch lúa, trong khuôn khổ hợp phần năng lượng tái tạo.