Trồng rừng ven biển chống biến đổi khí hậu

Bình Thuận từ đầu năm đến nay tuy chưa xảy ra mưa lớn, lũ ống, lũ quét như các tỉnh phía Bắc, nhưng đã xảy ra hạn hán, sạt lở ven biển, lốc xoáy ở một số nơi, gây thiệt hại không nhỏ tài sản của người dân. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, Bình Thuận đã triển khai nhiều giải pháp chống biến đổi khí hậu. Trong đó có Dự án trồng rừng ven biển. Tại Phú Quý, Trạm Lâm nghiệp đã và đang thực hiện đề tài thử nghiệm trồng rừng ven biển ở 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải và đã trồng 15.000 cây đước, cây mắm biển và cây đưng. Các loại cây trồng này bước đầu có tác dụng trong việc chống xói lở bờ biển.
Bình Thuận có bờ biển dài 192km, có nhiều vị trí gây ra ngập úng, sạt lở bờ biển, cát bồi lấp, như: Bình Thạnh, Chí Công, Phước Thể (Tuy Phong); Phan Rí Thành, Hòa Thắng (Bắc Bình); Mũi Né, Thiện Nghiệp, Phú Hài, Tiến Thành (Phan Thiết); Thuận Quý, Tân Thành (Hàm Thuận Nam); Tân Tiến, Tân Bình (La Gi); Sơn Mỹ (Hàm Tân)… cần phải sớm trồng rừng ven biển. Tuy nhiên, dự án trồng rừng ven biển giai đoạn 2015 - 2020, ngày 27/4/2015 mới được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đề cương, khảo sát, thiết kế, lập dự án, nên chưa triển khai trồng trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Ðến đất Hội Phú, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định bây giờ, tôi dễ dàng cảm nhận ngay màu xanh mướt của những vườn tiêu. Màu xanh của những vườn tiêu ở đây thật dễ chịu. Có ấn tượng này là bởi ngày xưa, có nhà báo đàn anh, nhiều lần than thở chuyện “mặn ngọt vùng đất chua” khi nhắc về Hoài Hảo.

Theo ghi nhận trong gần 40 năm qua, không có cây sinh trưởng mới khiến loài cây này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo tồn và phát triển loài cây này thì việc nhân giống để trồng bổ sung là hết sức cần thiết; tuy nhiên việc nhân giống thủy tùng trong những năm qua vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Số diện tích lúa đông xuân gieo sạ sớm hiện nay đang trổ chín và sẽ thu hoạch trước Tết Nguyên đán 2015 chiếm 50%, còn lại là phần lớn diện tích nông dân xuống giống đồng loạt lúa đang trong giai đoạn làm đòng sẽ thu hoạch đông ken, tập trung thời điểm tháng 2 - 3 dương lịch.

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng tại hội thảo sơ kết “Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn trồng lúa theo hướng ứng dụng công nghệ cao”, do Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang – AGPPS) thực hiện tại xã Vọng Thê.

Những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư, các vụ ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng, rồi nguồn thủy sinh bị cạn kiệt, tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng ngày càng diễn biến phức tạp... Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là do người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).