Trồng rừng ven biển chống biến đổi khí hậu

Bình Thuận từ đầu năm đến nay tuy chưa xảy ra mưa lớn, lũ ống, lũ quét như các tỉnh phía Bắc, nhưng đã xảy ra hạn hán, sạt lở ven biển, lốc xoáy ở một số nơi, gây thiệt hại không nhỏ tài sản của người dân. Trước diễn biến bất thường của thời tiết, Bình Thuận đã triển khai nhiều giải pháp chống biến đổi khí hậu. Trong đó có Dự án trồng rừng ven biển. Tại Phú Quý, Trạm Lâm nghiệp đã và đang thực hiện đề tài thử nghiệm trồng rừng ven biển ở 3 xã Tam Thanh, Ngũ Phụng, Long Hải và đã trồng 15.000 cây đước, cây mắm biển và cây đưng. Các loại cây trồng này bước đầu có tác dụng trong việc chống xói lở bờ biển.
Bình Thuận có bờ biển dài 192km, có nhiều vị trí gây ra ngập úng, sạt lở bờ biển, cát bồi lấp, như: Bình Thạnh, Chí Công, Phước Thể (Tuy Phong); Phan Rí Thành, Hòa Thắng (Bắc Bình); Mũi Né, Thiện Nghiệp, Phú Hài, Tiến Thành (Phan Thiết); Thuận Quý, Tân Thành (Hàm Thuận Nam); Tân Tiến, Tân Bình (La Gi); Sơn Mỹ (Hàm Tân)… cần phải sớm trồng rừng ven biển. Tuy nhiên, dự án trồng rừng ven biển giai đoạn 2015 - 2020, ngày 27/4/2015 mới được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đề cương, khảo sát, thiết kế, lập dự án, nên chưa triển khai trồng trên diện rộng.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin mới trong quá trình nghiên cứu cá ngựa của nhóm các nhà khoa học phòng Công nghệ nuôi trồng - Viện Hải dương học tại Nha Trang. Cá ngựa đang được tiếp tục nghiên cứu thay đổi màu sắc và lấy thế hệ cá F1 cho ra dòng cá F2. Điều này sẽ hạn chế tối đa việc khai thác cá ngoài tự nhiên.

Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Cái Nước có hơn 850 ha tôm nuôi bị thiệt hại; trong đó tôm nuôi quảng canh truyền thống 420 ha, quảng canh cải tiến 335 ha và tôm công nghiệp trên 120 ha.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp thực hiện mô hình chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học gắn với tiêu thụ. Mô hình nuôi 14.000 con vịt thịt với tổng kinh phí thực hiện trên 385 triệu đồng tại các huyện Cao Lãnh, Tam Nông và Tháp Mười do 19 hộ dân thực hiện.

Trong thời gian qua, nuôi hà treo dây đã trở thành một trong những thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Hoàng Tân (TX Quảng Yên - Quảng Ninh).

Dưa lê, đậu bắp Nhật ở xã Tân Hoà, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đang tiếp tục được các công ty bao tiêu sản phẩm, giá cả ổn định. Tuy nhiên, vụ hè thu 2014, diện tích 2 loại hoa màu này đã giảm so trước đây. Cụ thể dưa lê chỉ có 12ha, giảm 20ha so vụ dưa lê Tết 2014; đậu bắp từ đầu năm đến nay xuống giống 22ha, giảm 50% so cùng kỳ năm 2013.