Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao

Trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao
Ngày đăng: 29/07/2015

Theo tin tức từ báo Khánh Hòa, chí phí đầu tư thấp, dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao nên cây rong sụn đang là đối tượng nuôi trồng được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lựa chọn, góp phần giúp đời sống của người dân ngày càng khấm khá hơn.

Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng cũng thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng từ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy. Hai vụ sản xuất gần đây, từ sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các hộ này cùng với một số hộ dân khác ở phường Cam Phúc Bắc và phường Cam Nghĩa đã thử nghiệm việc trồng rong sụn trong lồng lưới.

Mô hình này được đánh giá sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, bởi hạn chế được việc thất thoát rong cũng như tình trạng cá ăn rong. Theo ông Lê Văn Hoàng, trồng rong sụn trong lồng lưới năng suất sẽ cao hơn, chất lượng rong cũng tốt hơn so với trồng dây đơn trên đáy.

Trồng 1 tấn rong giống theo phương pháp trồng dây đơn trên đáy, sau 6 tháng, nếu thuận lợi sẽ thu hoạch khoảng 30 tấn tươi, tương đương 4 tấn khô; còn trồng rong trong lồng lưới, nông dân sẽ thu hoạch hơn 50 tấn tươi (tương đương khoảng 7 tấn khô), với giá bán 17.000 đồng/kg rong khô sẽ có lãi cả trăm triệu đồng. Cũng nhờ hiệu quả của mô hình này mà không ít hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc đang tính chuyện đầu tư trồng rong trong lồng lưới.

Ông Nguyễn Thanh Tâm - Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Cam Phúc Bắc cho biết: “Rong sụn đã bén duyên với vùng biển Cam Phúc Bắc 10 năm nay. Hiệu quả cây rong sụn mang lại cho nông dân rất lớn. Nhờ nó mà nhiều gia đình đã thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá hơn trước. Hiện nay, trên địa bàn phường có 17 hộ chuyên trồng rong sụn với diện tích hơn 25ha. Trong điều kiện thuận lợi, sản lượng rong thu hoạch được hơn 60 tấn/ha, thậm chí có hộ trồng đạt đến 80 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, người dân có thể thu được lợi nhuận từ 80 đến 100 triệu đồng/ha…”.

Mùa vụ trồng rong thường từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, còn ở các tỉnh Nam bộ thường từ tháng 6 đến tháng 3 năm sau. Kể từ ngày ra giống, với trọng lượng giống ban đầu 80 - 100g/bụi, đến trọng lượng đạt từ 1kg trở lên và thu hoạch.

Kinh nghiệm cho thấy, nếu trồng rong sụn ở các vùng nước cạn, dòng chảy và sự lưu chuyển của nước yếu, vào mùa nhiệt độ cao... thì sau 2 - 2,5 tháng mới cho thu hoạch. Nếu ở những vùng nước sâu, biển hở, sóng gió và sự lưu chuyển của nước tốt có thể sau 45 - 50 ngày là thu hoạch được.

Trong quá trình trồng, rong sụ có thể mắc bệnh như bệnh trắng lũn thân. Đây là một bệnh chủ yếu và phổ biến nhất đối với rong sụn, nó gây thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau về sản lượng cũng như chất lượng...

Các giàn trồng rong cần có kích thước nhỏ đến vừa, mỗi giàn chỉ nên có kích thước tối đa 2000 - 3000m2 để dễ dàng trong việc điều chỉnh độ sâu của giàn cũng như thuận lợi cho việc xử lý khi bệnh rong xuất hiện.

Bệnh xuất hiện phát triển nhanh và lây lan. Khi rong bệnh cần phải xử lý bằng cách: Thu và cắt bỏ các phần bị bệnh rồi buộc giống trở lại. Hạ giàn rong xuống sâu 0,6 - 0,8m cách mặt nước. Di chuyển giàn trồng đến vùng dòng nước chảy tốt, thường xuyên có gió và sóng.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Thâm Canh Keo Tai Tượng Hiệu Quả Từ Mô Hình Thâm Canh Keo Tai Tượng

Từ năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mô hình trồng thâm canh cây keo tai tượng tại xã Quảng Đức (Hải Hà), xã Điền Xá (Tiên Yên) và xã Thuỷ An (Đông Triều) với diện tích 70ha. Sau 3 năm triển khai, đến nay cây keo phát triển tốt, dự kiến sau 5 năm sẽ cho sản lượng hơn 120 m3 gỗ/ha.

07/07/2014
Trồng Phật Thủ Ở Đông Triều (Quảng Ninh) Trồng Phật Thủ Ở Đông Triều (Quảng Ninh)

Vốn là giống quả lạ, ít được biết đến, quả Phật thủ đang dần trở thành một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ, tết...

07/07/2014
Mùa Bưởi Ngọt Mùa Bưởi Ngọt

Hơn 10 năm xuất hiện trên đất Đông Sơn (xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh), cây bưởi Diễn khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu cho người dân nơi đây. Nếu giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/quả như mọi năm, thì năm nay nhiều hộ dân Đông Sơn sẽ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng từ vườn bưởi Diễn.

02/12/2014
Hến Xuất Hiện Nhiều Ở Thượng Lưu Đầm Ô Loan Hến Xuất Hiện Nhiều Ở Thượng Lưu Đầm Ô Loan

Việc hến xuất hiện nhiều tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Bằng 2 hình thức khai thác, dùng rọ sắt cào hoặc lặn xúc, mỗi ngày có khoảng 50 người ở các xã lân cận đến xã An Cư để khai thác hến. Con hến to bằng đầu ngón tay út người lớn, trọng lượng từ 700 đến 1.000 con/kg, có giá từ 1.500 đến 1.800 đồng/kg để làm thức ăn cho vịt và tôm hùm.

07/07/2014
Trồng Chuối Trên Đất Muối Tro Trồng Chuối Trên Đất Muối Tro

Vùng gò đồi rộng lớn xã An Lĩnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) mỗi mùa mưa, bề mặt đất được “tráng” một lớp đất từ lá cây ủ mục ở đỉnh núi trôi xuống có màu xám tro nên người dân quanh vùng gọi là đất muối tro. Trên vùng đất này, nông dân trồng chuối, nhiều người thu gần 100 triệu đồng mỗi năm.

02/12/2014