Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Rau Trong Nhà Kính Ở Trường Sa

Trồng Rau Trong Nhà Kính Ở Trường Sa
Ngày đăng: 18/06/2012

Khóm rau của chiến sĩ hải quân ở Trường Sa

Hai nhà kính có tổng diện tích 250 m2 sẽ được xây dựng tại đảo Trường Sa Lớn và Song Tử Tây trong năm 2012 nhằm giúp quân và dân trên các đảo Trường Sa có thể trồng rau quanh năm. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Sản xuất thử nghiệm một số giống cây trồng vật nuôi ở quần đảo Trường Sa” do Bộ NN&PTNT thực hiện.

TS. Ngô Quang Vinh, chủ trì dự án cho biết: “Hiện lượng nước ngọt tại Trường Sa đủ dùng cho sinh hoạt và tưới rau. Nước giếng có độ khoáng 0,32 - 0,7 g/lít, giàu Ca, Na, Cl, SO4, sử dụng tốt cho ăn uống, tưới cây. Rau xanh là mặt hàng có nhu cầu cao trên quần đảo, đặc biệt vào mùa mưa bão, tàu không ra được và khó có thể trồng, bảo quản rau. Sau hai, ba năm triển khai phương án phát huy nội lực của quân và dân trên đảo trồng rau xanh, chăn nuôi tự túc và cải thiện đời sống và thu hái được những kết quả khích lệ. Hơn chục loại rau và vài loại gia súc, gia cầm đã được nuôi trồng phân tán theo hộ dân, đơn vị bộ đội trên đảo.

Nhà kính ở đảo được thiết kế kiểu nhà vòm với khung sắt mạ niken chịu được gió mạnh và hơi nước mặn, mái lợp polycarbonat (nhựa trong chịu lực), tứ bề có rèm lưới nhôm giảm nhiệt. Nhiệt độ trong nhà kính luôn thấp hơn ngoài trời 2 độ C, thuận lợi cho các loại rau phát triển. Trong nhà kính, rau được trồng trong giá thể chứa phân hữu cơ và mụi dừa (đưa ra từ đất liền). Hệ thống tưới phun công nghệ cao của Israel hết sức tiết kiệm nước. Với các đảo chìm, sẽ làm một số vòm lưới/nylon. Bên cạnh mục tiêu trồng rau, dự án còn nuôi thử heo sóc Tây Nguyên, heo cỏ Bình Thuận, bò lai Sind và vịt lấy trứng. Trồng hai giống cỏ, tiến hành ủ cỏ dự trữ thức ăn chăn nuôi. Dự án cũng trồng các loại hoa có khả năng thích nghi điều kiện khó khăn trên đảo như: hoa cúc, hoa giấy, sống đời, hoa xương rồng cảnh. Các công trình của dự án được triển khai ở ba đảo nổi: Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn; bốn đảo chìm: Đá Nam, Đá Lát, Đá Lớn và Len Đao.

Có thể bạn quan tâm

Chủ Động Bảo Vệ Diện Tích Sản Xuất Vụ Thu Đông, Vườn Cây Ăn Trái Chủ Động Bảo Vệ Diện Tích Sản Xuất Vụ Thu Đông, Vườn Cây Ăn Trái

Các đơn vị hữu quan khẩn trương rà soát và di dời những hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn; thường xuyên bám sát địa bàn, theo dõi chặt chẽ tình hình để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương.

25/08/2014
Một Số Diện Tích Có Thể Nhiễm Rầy Nặng Một Số Diện Tích Có Thể Nhiễm Rầy Nặng

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, lứa rầy cám mới sẽ nở rộ từ ngày 22 - 31/8 gây hại trên trà lúa đẻ nhánh - làm đòng chủ yếu ở mức nhẹ, trung bình; cục bộ một số diện tích có thể nhiễm nặng do có nhiều lứa rầy gối nhau, tích lũy mật số từ đầu vụ.

25/08/2014
Giải Pháp Cho Cánh Đồng Mẫu Lớn Vị Thanh Giải Pháp Cho Cánh Đồng Mẫu Lớn Vị Thanh

Với mục tiêu tiết giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo quá trình canh tác cho cả 3 vụ lúa trong năm, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân có đất ruộng trong cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại địa phương mạnh dạn liên kết lại để cùng nhau bơm tát tập trung trên cùng khu vực sản xuất.

25/08/2014
Ổn Định Khoản Lãi 600 Triệu Đồng/ha/năm Ổn Định Khoản Lãi 600 Triệu Đồng/ha/năm

HTX Nông nghiệp An Phú, Đức Trọng đang xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau xanh với nhiều đối tác trong và ngoài nước, nhằm hướng đến ổn định khoản lãi từ 500 - 600 triệu đồng/ha/năm.

25/08/2014
Tân Sơn Chú Trọng Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Tân Sơn Chú Trọng Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Tân Sơn là huyện có diện tích đất rừng khá lớn, trong tổng số hơn 68 nghìn ha đất tự nhiên thì có tới ¾ là đất rừng. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt quan tâm.

25/08/2014