Trồng rau thu nhập tiền triệu mỗi ngày

Nghỉ làm công nhân do thường xuyên phải tăng ca, không có thời gian chăm sóc gia đình, anh Trần Văn Lưu (41 tuổi) ở khu phố Suối Đá, phường Tân Xuân (Đồng Xoài) đã chuyển sang trồng rau trong nhà lưới. Sau hơn 4 năm trồng, với gần 4.000m2, hiện mỗi ngày gia đình anh thu lời tiền triệu.
Anh Lưu (bên phải) cùng cán bộ Hội Nông dân thị xã trao đổi về kỹ thuật trồng rauAnh Lưu (bên phải) cùng cán bộ Hội Nông dân thị xã trao đổi về kỹ thuật trồng rau
Gần 10 năm làm công nhân trong các công ty tại Bình Dương, anh Lưu thấy công việc không thể duy trì lâu dài, dù lương ổn định nhưng ít có thời gian chăm sóc gia đình. Với số vốn tích góp, đầu năm 2013, anh Lưu quyết định về phường Tân Xuân mua đất sản xuất. Thấy các hộ dân xung quanh trồng rau trong nhà lưới mang lại thu nhập khá, anh học hỏi và làm theo. Với sự cần cù, chịu khó, vừa làm vừa học tập kinh nghiệm của những người đi trước, qua sách báo, các lớp tập huấn khoa học - kỹ thuật, vườn rau của gia đình anh phát triển xanh tốt và cho thu hoạch đều đặn hằng ngày. Anh Lưu cho biết: “Trồng rau có nhiều lợi thế đối với những gia đình ít đất sản xuất, mức đầu tư không cao nhưng thu nhập khá, xoay vòng vốn nhanh. Không những thế, mình còn làm chủ được thời gian và công việc”. Các loại rau gia đình anh trồng được người dân sử dụng hằng ngày như: mồng tơi, cải xanh, rau ngót, xà lách, dền cơm...
Để nâng cao năng suất, anh đầu tư hệ thống tưới tiêu, làm nhà lưới phòng tránh sâu bệnh cũng như ảnh hưởng của thời tiết; mua máy xới đất hỗ trợ công sản xuất, gieo trồng. “Lúc mới làm rau, cũng như nhiều hộ trồng rau khác tôi sử dụng các loại phân hóa học, phân bón lá và các loại thuốc trừ sâu để rau có mẫu mã đẹp, xanh tốt. Nhưng sau một thời gian sử dụng, không chỉ đất bị bạc màu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng như người tiêu dùng nên tôi không sử dụng nữa” - anh Lưu nói.
Mạnh dạn đi đầu, bên cạnh việc chọn các loại phân hữu cơ, phân ủ vi sinh để cải tạo đất sau mỗi vụ thu hoạch, anh Lưu mua phân bón của Nhật Bản sản xuất với giá cao gấp 2-3 lần so với các loại phân khác để sử dụng. Anh Lưu cho rằng: “Từ khi thay đổi các loại phân bón, không chỉ giúp rau đẹp tự nhiên mà thời gian thu hoạch cũng được rút ngắn. Thu hoạch gối đầu, mỗi năm vườn rau cho từ 14-16 vụ. Nhờ máy móc hỗ trợ sản xuất nên hơn 1 năm nay, gia đình tôi đã thuê thêm gần 2.000m2 đất để mở rộng diện tích sản xuất. Hiện mỗi ngày vườn rau nhà tôi cung ứng cho thị trường hơn 500 bó rau xanh các loại, trừ chi phí thu tiền triệu”.
Ông Phạm Văn Phan, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tân Xuân đánh giá: Trồng rau trong nhà lưới của gia đình anh Lưu là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả và có diện tích lớn nhất trong Hợp tác xã trồng rau an toàn tại phường. Không chỉ là nông dân sản xuất giỏi, anh Lưu còn là hội viên tích cực trong các phong trào, hoạt động của hội nông dân các cấp, là gương sáng phát triển kinh tế để hội viên khác học tập.
Có thể bạn quan tâm

Không cần bón phân, xịt thuốc, chỉ cần có nhiều nước, lúa mùa nổi có thể cho thu hoạch khoảng 2 tấn/ha, lãi trên 25 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, tại xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp diện tích lúa này chỉ còn 50ha, giảm gần 20ha so với trước.

Trong bối cảnh giá mủ cao su liên tục xuống thấp, một người dân ở huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã mạnh dạn chuyển đổi vườn cao su để sang trồng cây trôm đạt hiệu quả cao.

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân Tây Sơn (Bình Định) sản xuất trên 4.340 ha lúa, đạt 98,7% so với kế hoạch, giảm 171 ha so với cùng vụ năm 2014 (do nắng hạn thiếu nước tưới nên phải cắt giảm một số diện tích).

Sở NN&PTNT Hậu Giang đã có công văn yêu cầu phòng NN&PTNT, phòng kinh tế, ... thành phố tăng cường chỉ đạo các địa phương tuyên truyền đến bà con nông dân đề cao cảnh giác với các cá nhân, tổ chức thực hiện việc “chích cây” trị bệnh vàng lá gân xanh cho cây có múi.

Trong những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã vượt qua khó khăn và vươn lên thoát nghèo nhờ vào mô hình trồng năn bộp kết hợp với nuôi cá tự nhiên.