Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng rau thu nhập tiền triệu mỗi ngày

Trồng rau thu nhập tiền triệu mỗi ngày
Tác giả: Đức Hinh
Ngày đăng: 05/01/2018

Nghỉ làm công nhân do thường xuyên phải tăng ca, không có thời gian chăm sóc gia đình, anh Trần Văn Lưu (41 tuổi) ở khu phố Suối Đá, phường Tân Xuân (Đồng Xoài) đã chuyển sang trồng rau trong nhà lưới. Sau hơn 4 năm trồng, với gần 4.000m2, hiện mỗi ngày gia đình anh thu lời tiền triệu.

Anh Lưu (bên phải) cùng cán bộ Hội Nông dân thị xã trao đổi về kỹ thuật trồng rauAnh Lưu (bên phải) cùng cán bộ Hội Nông dân thị xã trao đổi về kỹ thuật trồng rau

Gần 10 năm làm công nhân trong các công ty tại Bình Dương, anh Lưu thấy công việc không thể duy trì lâu dài, dù lương ổn định nhưng ít có thời gian chăm sóc gia đình. Với số vốn tích góp, đầu năm 2013, anh Lưu quyết định về phường Tân Xuân mua đất sản xuất. Thấy các hộ dân xung quanh trồng rau trong nhà lưới mang lại thu nhập khá, anh học hỏi và làm theo. Với sự cần cù, chịu khó, vừa làm vừa học tập kinh nghiệm của những người đi trước, qua sách báo, các lớp tập huấn khoa học - kỹ thuật, vườn rau của gia đình anh phát triển xanh tốt và cho thu hoạch đều đặn hằng ngày. Anh Lưu cho biết: “Trồng rau có nhiều lợi thế đối với những gia đình ít đất sản xuất, mức đầu tư không cao nhưng thu nhập khá, xoay vòng vốn nhanh. Không những thế, mình còn làm chủ được thời gian và công việc”. Các loại rau gia đình anh trồng được người dân sử dụng hằng ngày như: mồng tơi, cải xanh, rau ngót, xà lách, dền cơm...

Để nâng cao năng suất, anh đầu tư hệ thống tưới tiêu, làm nhà lưới phòng tránh sâu bệnh cũng như ảnh hưởng của thời tiết; mua máy xới đất hỗ trợ công sản xuất, gieo trồng. “Lúc mới làm rau, cũng như nhiều hộ trồng rau khác tôi sử dụng các loại phân hóa học, phân bón lá và các loại thuốc trừ sâu để rau có mẫu mã đẹp, xanh tốt. Nhưng sau một thời gian sử dụng, không chỉ đất bị bạc màu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng như người tiêu dùng nên tôi không sử dụng nữa” - anh Lưu nói.

Mạnh dạn đi đầu, bên cạnh việc chọn các loại phân hữu cơ, phân ủ vi sinh để cải tạo đất sau mỗi vụ thu hoạch, anh Lưu mua phân bón của Nhật Bản sản xuất với giá cao gấp 2-3 lần so với các loại phân khác để sử dụng. Anh Lưu cho rằng: “Từ khi thay đổi các loại phân bón, không chỉ giúp rau đẹp tự nhiên mà thời gian thu hoạch cũng được rút ngắn. Thu hoạch gối đầu, mỗi năm vườn rau cho từ 14-16 vụ. Nhờ máy móc hỗ trợ sản xuất nên hơn 1 năm nay, gia đình tôi đã thuê thêm gần 2.000m2 đất để mở rộng diện tích sản xuất. Hiện mỗi ngày vườn rau nhà tôi cung ứng cho thị trường hơn 500 bó rau xanh các loại, trừ chi phí thu tiền triệu”.

Ông Phạm Văn Phan, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tân Xuân đánh giá: Trồng rau trong nhà lưới của gia đình anh Lưu là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả và có diện tích lớn nhất trong Hợp tác xã trồng rau an toàn tại phường. Không chỉ là nông dân sản xuất giỏi, anh Lưu còn là hội viên tích cực trong các phong trào, hoạt động của hội nông dân các cấp, là gương sáng phát triển kinh tế để hội viên khác học tập.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Rắn Mối, Mô Hình Mới Ở Bình Thuận Nuôi Rắn Mối, Mô Hình Mới Ở Bình Thuận

Mô hình nuôi rắn mối tại xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Bình Thuận được Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) tỉnh triển khai cách đây chưa lâu. Kết quả cho thấy, con nuôi này có thể đem lại nguồn thu nhập ổn định cho lao động nông nhàn, bởi vốn đầu tư không lớn và cũng không tốn nhiều công sức…

07/12/2013
Dinh Dưỡng Hiệu Quả Cho Tiêu Sạch Dinh Dưỡng Hiệu Quả Cho Tiêu Sạch

Trong khi, theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì lượng phân vô cơ bón cho 1ha tiêu để đạt năng suất cao nhất và hiệu quả kinh tế là từ 200 – 400kg N, 100 – 200kg P2O5, 225 – 400kg K2O trong mỗi năm, tùy theo chân đất và loại trụ trồng tiêu. Việc bón bổ sung phân hữu cơ hoặc phân bón lá đã cung cấp thêm một lượng dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung và vi lượng cho cây tiêu. Phân gà và phân hữu cơ chế biến có tác dụng tốt trong phòng trừ bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora capsici.

27/12/2013
Nguồn Cung Thực Phẩm Dồi Dào Cho Cuối Năm Nguồn Cung Thực Phẩm Dồi Dào Cho Cuối Năm

Nhu cầu về thực phẩm vào dịp Tết dự tính tăng khoảng 30%, tuy nhiên, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, với việc tăng đàn gia súc, gia cầm hiện nay, nguồn cung sẽ được đảm bảo.

07/12/2013
Vú Sữa Tím Tín Hiệu Vui Cho Nhà Vườn Vú Sữa Tím Tín Hiệu Vui Cho Nhà Vườn

Sau một thời gian bị lãng quên, hiện vú sữa tím được nhiều nhà vườn ở xã Xuân Hòa (Kế Sách - Sóc Trăng) quan tâm vì đây là loại cây cho lợi nhuận cao nhờ cho thu hoạch sớm hơn 1-2 tháng so với vú sữa Lò Rèn, có thể vận chuyển xa và được thị trường chấp nhận.

27/12/2013
Tái Đàn Chăn Nuôi Sau Lũ Tái Đàn Chăn Nuôi Sau Lũ

Sau lũ, nông dân xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) khẩn trương vệ sinh môi trường, phòng trừ dịch bệnh, chuẩn bị con giống để tái đàn và phát triển chăn nuôi. Đây là một trong những địa phương bị thiệt hại nặng trong đợt lũ lụt vừa qua.

07/12/2013