Trồng Rau Sạch Dưới Gầm Bàn, Trên Sân Thượng, Trong Bệnh Viện Để Ăn

Rau treo trên tầng cao
Trước kia, người ta chỉ thấy những vườn rau xanh tốt được trồng ở ngoài đồng ruộng; nay, với người thành phố, trên tầng cao chót vót cũng có thể trồng được những loại rau xanh tốt. Điều này đã trở thành phổ biến ở thành thị khi rau “bẩn” bán ngoài chợ ngày càng nhiều.
Chị Trần Thị Kim Nhung ở Nhân Mỹ (Mỹ Đình), đã trồng rau sạch được gần một năm nay trên tầng 5 ngôi nhà đang ở, cho biết, mới đầu chị chỉ mua một vài khay nhựa, đất và giống về trồng thử. Thấy quy trình không mấy phức tạp, tranh thủ thời gian rảnh nên chị mạnh tay đầu tư trồng thêm để có nhiều rau sạch cho gia đình dùng hàng ngày.
Chị Nhung cho hay, hiện khoảng trống sân thượng trên tầng 5 của gia đình đã trở thành vườn rau xanh tốt, với đủ loại từ rau ăn lá, ăn quả đến gia vị. Mùa nào thức ấy, chịu khó chăm sóc nên gia đình chị không còn phải ra chợ mua thêm rau xanh nữa.
Rau chui dưới gầm bàn
Trong khi đó, chị Quỳnh ở ngõ 20 Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy, Hà Nội) lại kể rằng một số gia đình tại khu phố nhà chị hết tận dụng sân thượng, ban công lại còn trồng rau ngay dưới gầm bàn uống nước ở phòng khách.
Chị Quỳnh nói: “Trồng rau mầm không cần ánh sáng nhiều, trong khi độ ẩm luôn phải đảm bảo nên nhiều nhà diện tích chật hẹp còn để khay rau mầm ở dưới gầm bàn uống nước hay trong phòng bếp. Để ở đó, rau còn phát triển nhanh hơn ngoài trời”.
Rau mọc trên rác thải
Anh Nguyễn Ngọc Khuyến (phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM) sau thời gian tự mày mò, nghiên cứu đã chế tạo thành công mô hình tháp xử lý rác kết hợp trồng cây bằng cách tận dụng nguồn rác bếp, hữu cơ để trồng rau sạch tại nhà.
Hiện với năm tháp, gia đình sáu thành viên đã dư rau sạch ăn hằng ngày, chưa kể ba tháng qua gia đình anh Khuyến không phải tốn tiền rác.
Anh Khuyến cho biết chỉ cần cho rác nhà bếp, rau củ mềm vào ống, vi sinh chuyển hóa thành mùn, trùn ăn mùn thải ra phân, phân trùn là nguồn dinh dưỡng cho cây nên cây trồng trong tháp sinh trưởng nhanh hơn trồng đất và không cỏ, ít tiêu tốn nước.
Đất khuôn viên bệnh viện thành vườn rau
Sau khi tận dụng hết không gian trống ở gia đình, không ít người còn “canh tác” rau trên cả đất khuôn viên cơ quan hay ở bệnh viện.
Vào khu nhà I (Trung tâm Xương khớp - Chấn thương chỉnh hình) của Bệnh viện E, hầu hết phần đất khuôn viên dành để trồng cây, hoa cảnh đều được tận dụng để trồng đủ các loại rau từ rau muống, rau lang, mùng tơi, rau bí cho đến diếp cá, ngải cứu...
Một bác sĩ tại bệnh viện này cho biết, mọi người làm ở đây tận dụng khuôn viên này để tự trồng lấy rau sạch ăn. Mỗi loại rau trồng một ít cũng gần đủ cung cấp rau xanh cho gia đình.
Rau lấn vỉa hè
Trên dọc vỉa hè đường Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy), không ít người dân còn có “phát kiến” trồng rau sạch trên phần đất dưới gốc cây trước vỉa hè của nhà mình.
Tại con đường này, mỗi gốc cây có diện tích chỉ khoảng 1m2 nhưng hầu hết đều được các gia đình sống ở đó tận dụng để trồng các loại rau tạo thành hàng trăm “vườn” rau trên vỉa hè khiến nhiều người đi đường vì tò mò, lạ mắt mà giảm tốc độ đi xe chậm lại để ngắm nghía.
Nhà giàu trồng rau vào chậu cảnh
Trong khi đó, tại các khu đô thị ở Hà Nội, người dân còn tạm gác thú chơi cây cảnh, cá cảnh để dùng bồn, chậu cảnh trồng rau sạch.
Dạo quanh những khu đô thị như Văn Quán, Yên Hòa, Mỹ Đình... ở Hà Nội, không khó để có thể bắt gặp cảnh những chậu trồng cây cảnh, những bể cá nay đã chuyển thành những “vườn” cải, xà lách... xanh tốt.
Nhiều người cho rằng, tự trồng rau vừa đảm bảo nguồn rau an toàn, vừa tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Võ Văn Minh- Giám đốc Trung tâm giống Nông nghiệp Tây Ninh cho biết, trong năm 2015, Trung tâm tập trung phát triển mạng lưới nhân lúa giống và lai tạo heo để cung cấp nguồn giống đạt chất lượng cho người dân.

Chiều 24-8, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ và Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức hội thảo khoa học “Nuôi heo nạc không sử dụng chất cấm” tại huyện Thống Nhất.

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, theo Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Bình Định đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2664/QĐ-UBND ngày 28.7.2015, từ nay đến năm 2020, tỉnh ta tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi.

Rệp sáp bột hồng (RSBH) là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ và là đối tượng sâu hại mới, lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, sâu hại này sẽ phát tán, lây lan nhanh chóng ra các vùng trồng sắn ở các địa phương khác. Do tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng của RSBH đối với sản xuất sắn ở trong tỉnh nên việc triển khai sớm các biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự lây lan gây hại của RSBH là hết sức cần thiết.

Mô hình canh tác mì xen canh trên đất đồi được chuyển giao cho nông dân huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) thông qua dự án khoa học - công nghệ giai đoạn 2013 - 2015 đã mang lại kết quả khả quan.