Trồng Rau Muống An Toàn Tại Quận 12

Rau muống được dùng trong bữa ăn gia đình Việt Nam đã có từ rất lâu , nhưng hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, sử dụng chất tăng trưởng cho cây trong các hộ trồng rau ngày càng phổ biến, vì thế người tiêu dùng sử dụng rau rất lo ngại cho sức khỏe bản thân và gia đình.
Quận 12 là nơi có diện tích trồng rau muống nước tương đối lớn khoảng 200 ha , cung cấp một lượng lớn rau muống cho người tiêu dùng tại TPHCM, nắm được nhu cầu tiêu thụ rất lớn về cây rau muống và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, trạm Khuyến Nông Quận 12 – Gò Vấp triển khai mô hình “ Trồng rau muống nước an toàn theo hướng VietGap ” tại phường Thạnh Xuân – Quận 12.
Sau 4 tháng thực hiện (từ tháng 4 – 7/2011) trên 15 hộ , với quy mô là 10 ha , với phần hỗ trợ từ trạm khuyến nông là 30.450.000đ, chiếm 30% kinh phí đầu tư cho mô hình. Ngày 3/11/2011 trạm khuyến nông quận 12 – Gò Vấp tổ chức buổi nghiệm thu, đánh giá mô hình. Về dự có lãnh đạo Trung Tâm khuyến nông TPHCM, hội nông dân quận 12, lãnh đạo phường Thạnh Xuân và nhiều bà con nông dân trồng rau muống về tham dự ..
Ý kiến từ các nông dân thực hiện mô hình này bật lên các điểm sau: Sản lượng rau đồng đều, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học được giảm xuống thay vào đó là phân hữu cơ vi sinh , sử dụng thuốc đúng cách, đặc biệt là việc ghi nhật ký đồng ruộng trong quá trình trồng rau muống của bà con nông dân. Đây là một trong những nội dung cơ bản của việc sản xuất rau muống nước theo tiêu chuẩn VietGap, giúp cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm được dễ dàng , làm cho giá trị cây rau muống và thu nhập của các hộ trồng cây rau muống tăng lên. Cụ thể theo mô hình này, lợi nhuận mà hộ trồng rau thu được là 36.620.000 đ/tháng/ ha .
Kết luận buổi lượng giá, Ts. Trần Viết Mỹ, Giám đốc Trung Tâm Khuyến Nông TPHCM đánh giá cao kết quả mô hình đã đạt được, và yêu cầu Trạm khuyến nông quận 12 cần phối hợp với hội nông dân quận 12 vận động thành lập HTX thu mua rau cho bà con, tạo cho đầu ra sản phẩm được ổn định và từng bước xây dựng thành vùng sản xuất rau muống nước đạt tiêu chuẩn VietGap của thành phố.
Có thể bạn quan tâm

Khổ qua trồng được trên nhiều loại đất, đất cần được cày, xới (mùa khô đất phơi ải trước 8 ÷ 10 ngày, mùa mưa yêu cầu chân đất cao ráo không bị ngập nước) dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng vụ trước, bón vôi xử lý đất (30kg/sào).

Chị Đào Thị Hằng, thôn Xuân Tiến, xã Tự Lạn (Việt Yên - Bắc Giang) mượn 2 ha ruộng của bà con trong thôn để trồng dưa bao tử mang lại khoản thu nhập đáng kể.

Đầu năm 2009, thời tiết mưa nhiều, đa số các vườn trồng chôm chôm ở Đồng Nai cho trái muộn và thất mùa. Thế nhưng, vườn chôm chôm của ông Nguyễn Văn Nam ở ấp Bưng Cần, xã Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc), vẫn sai trái và thu lời hơn 70 triệu đồng/hécta

Nằm ở khu vực ĐBSCL nên Vĩnh Long có tiềm năng đa dạng trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự phong phú về đối tượng cây trồng, vật nuôi, cùng với lợi thế về điều kiện tự nhiên

Nhìn ngôi biệt thự đẹp lộng lẫy nằm giữa thôn Khúc, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, Hưng Yên của anh Đỗ Văn Sỹ, ai cũng thán phục.