Trồng Rau Muống An Toàn Tại Quận 12

Rau muống được dùng trong bữa ăn gia đình Việt Nam đã có từ rất lâu , nhưng hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan, sử dụng chất tăng trưởng cho cây trong các hộ trồng rau ngày càng phổ biến, vì thế người tiêu dùng sử dụng rau rất lo ngại cho sức khỏe bản thân và gia đình.
Quận 12 là nơi có diện tích trồng rau muống nước tương đối lớn khoảng 200 ha , cung cấp một lượng lớn rau muống cho người tiêu dùng tại TPHCM, nắm được nhu cầu tiêu thụ rất lớn về cây rau muống và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, trạm Khuyến Nông Quận 12 – Gò Vấp triển khai mô hình “ Trồng rau muống nước an toàn theo hướng VietGap ” tại phường Thạnh Xuân – Quận 12.
Sau 4 tháng thực hiện (từ tháng 4 – 7/2011) trên 15 hộ , với quy mô là 10 ha , với phần hỗ trợ từ trạm khuyến nông là 30.450.000đ, chiếm 30% kinh phí đầu tư cho mô hình. Ngày 3/11/2011 trạm khuyến nông quận 12 – Gò Vấp tổ chức buổi nghiệm thu, đánh giá mô hình. Về dự có lãnh đạo Trung Tâm khuyến nông TPHCM, hội nông dân quận 12, lãnh đạo phường Thạnh Xuân và nhiều bà con nông dân trồng rau muống về tham dự ..
Ý kiến từ các nông dân thực hiện mô hình này bật lên các điểm sau: Sản lượng rau đồng đều, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học được giảm xuống thay vào đó là phân hữu cơ vi sinh , sử dụng thuốc đúng cách, đặc biệt là việc ghi nhật ký đồng ruộng trong quá trình trồng rau muống của bà con nông dân. Đây là một trong những nội dung cơ bản của việc sản xuất rau muống nước theo tiêu chuẩn VietGap, giúp cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm được dễ dàng , làm cho giá trị cây rau muống và thu nhập của các hộ trồng cây rau muống tăng lên. Cụ thể theo mô hình này, lợi nhuận mà hộ trồng rau thu được là 36.620.000 đ/tháng/ ha .
Kết luận buổi lượng giá, Ts. Trần Viết Mỹ, Giám đốc Trung Tâm Khuyến Nông TPHCM đánh giá cao kết quả mô hình đã đạt được, và yêu cầu Trạm khuyến nông quận 12 cần phối hợp với hội nông dân quận 12 vận động thành lập HTX thu mua rau cho bà con, tạo cho đầu ra sản phẩm được ổn định và từng bước xây dựng thành vùng sản xuất rau muống nước đạt tiêu chuẩn VietGap của thành phố.
Có thể bạn quan tâm

“Thời buổi kinh tế khó khăn, số tiền 30 triệu đồng mà Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) cho vay hết sức ý nghĩa với gia đình tôi. Có vốn, tôi sửa sang lại chuồng trại và đầu tư thêm thức ăn cho đàn gà”- ông Đỗ Trọng Bình (thôn Bình Phú, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) tâm sự.

Anh Đỗ Tiến Hùng quê ở Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội làm nghề bán đinh lăng gần 10 năm nay. Gần đây, anh Hùng mua được gốc đinh lăng có tuổi đời 62 năm với giá gần 10 triệu đồng, sau đó anh bán lại cho một khách quen với giá 20 triệu đồng.

Vụ mùa năm 2014, huyện Hạ Hòa gieo cấy gần 3.500ha lúa, trong đó diện tích lúa lai chiếm hơn 48%, lúa chất lượng cao 8,76%, còn lại là lúa thuần. Đến thời điểm này, nhiều diện tích lúa đã cho thu hoạch với năng suất ước 54 tạ/ha. Một số cây màu vụ mùa như: Ngô năng suất ước 42 tạ/ha; lạc năng suất ước 16,5 tạ/ha; đậu, đỗ các loại 19,9ha.

Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, rầy tiếp tục gia tăng mật độ và gây hại mạnh trên các trà lúa giai đoạn ngậm sữa - đỏ đuôi, mức độ hại nhẹ đến trung bình, cục bộ hại nặng gây cháy chòm, cháy ổ từ khoảng ngày 15-9 trở đi. Các huyện cần chú ý: Yên Lập, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Tam Nông, Hạ Hòa, TP Việt Trì...

Đây được xem như một bước đi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản, đặc biệt là với nghề đánh bắt thủy sản xa bờ với những hỗ trợ tích cực trong chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác.