Trồng Rau Hái... Đô La

Ngày 25-2, làng nghề trồng rau Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) tổ chức lễ hội cầu bông. Đây là làng nghề trồng rau “độc nhất vô nhị” với kiểu làm ăn “làm tận gốc - bán tận ngọn” thu hút rất đông du khách nước ngoài.
Đồng rau thanh bình
Năm nào cũng thế, cứ đến mùng 7 Tết là làng nghề trồng rau Trà Quế (Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam) lại tưng bừng tổ chức lễ hội cầu bông. Dù là hội làng nhưng năm nào du khách cũng đến đông nghịt. Chính vì thế, là làng nghề chuyên làm nông nhưng nay người dân trong làng lại làm giàu bằng... du lịch.
Làng rau Trà Quế cách phố cổ Hội An chừng 3km về phía Đông Bắc. Làng rau này có hơn 300 năm tuổi và vẫn giữ nét thanh bình đến lạ. Làng rau nằm lọt thỏm giữa làng với đường vào quanh co theo những rặng chè tàu trông đẹp mắt. Trước những căn nhà cấp bốn ba gian đậm chất miền Trung là cánh đồng rau xanh mướt.
Để có được cánh đồng rau đẹp như tranh, người dân làng Trà Quế phải rất công phu từ khâu làm đất, bón phân, gieo hạt, tưới nước, làm cỏ cho đến thu hoạch. Công đoạn nào cũng được tỉ mẫn chăm chút. Chính vì vậy, thương hiệu “rau sạch Trà Quế” nổi tiếng khắp vùng. Nông phẩm của làng rau Trà Quế làm ra không đủ để cung ứng cho thị trường.
Căn nhà ông Lê Văn Bảy nhìn ra cánh đồng rau. Mấy đời nhà ông sống dựa vào cánh đồng, và nay ông đang làm giàu trên cánh đồng của cha ông để lại cũng với nghề trồng rau. Ông Bảy tự hào: “Nhờ cần cù, chịu khó và sáng tạo, đến nay, nông dân chúng tôi rất tự hào với thương hiệu “rau sạch Trà Quế”. Để có được thương hiệu này, chúng tôi chăm sóc cánh đồng rau như chăm sóc con cái mình. Có lẽ nhờ thế nên trời không phụ, dân làng đang làm giàu nhờ rau”.
Dạy vua đầu bếp… nấu ăn
Nhờ sống cạnh phố cổ Hội An, nơi hàng năm thu hút cả triệu du khách nên làng rau Trà Quế bỗng chốc trở thành điểm đến của du lịch sinh thái, du lịch xanh - loại hình du lịch vốn thu hút rất đông du khách phương Tây. Vì vậy, dân làng Trà Quế những người lớn tuổi thì trồng rau, con cái đi học làm du lịch. Học xong, quay về làng, mở tour tham quan cánh đồng làng, hướng dẫn du khách nấu ăn, trồng rau để kiếm đô la.
Anh Lê Văn Hải, con trai ông Lê Văn Bảy đang hướng dẫn cho hai du khách người Ý cách chế biến, nấu các món rau làng làm ra. Tham gia lớp học này từ sáng đến chiều, cặp du khách người Ý phải trả cho anh Hải 50USD. Hai du khách này rất thích thú và đăng ký thêm các dịch vụ khác của làng.
Anh Hải hào hứng: “Mỗi tháng gia đình tôi đón hàng trăm lượt khách nước ngoài đến tham quan và tham gia các lớp học nấu ăn nên gia đình cũng khấm khá. Mỗi tháng, gia đình tôi thu nhập hàng chục triệu đồng từ du lịch. Nhờ làm du lịch mà đời sống người dân ở đây trở nên khá giả. Bản thân tôi cũng đã từng dạy nấu ăn cho vua đầu bếp Yan Can Cook làm món “tôm hữu” (món ăn được chế biến từ tôm, thịt kẹp với hành, rau thơm Trà Quế - PV), món ăn được “khai sinh” từ bàn tay người dân Trà Quế”.
Có lẽ cánh đồng rau Trà Quế là cánh đồng “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Bởi lẽ, người nông dân nơi đây trồng rau nhưng mỗi năm đón đến cả triệu du khách và làm giàu nhờ làm du lịch.
Có thể bạn quan tâm

Để phát triển và nhân rộng mô hình tổ, đội khai thác thủy sản, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu sẽ tập trung vào các giải pháp như: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để ngư dân thấy được lợi ích của việc tổ chức khai thác hải sản theo tổ, đội, đặc biệt là các tổ, đội khai thác hải sản xa bờ, kết hợp với bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển.

Huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang có trên 500 ha mãng cầu xiêm, tập trung tập trung tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh…Sau một thời gian giá tăng cao, nay giá đã giảm mạnh.

Những năm qua, chính quyền xã Nâm Nung (Krông Nô) đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ nhiều dự án, chương trình để xây dựng giao thông nông thôn, điện thắp sáng, hội trường…, từng bước góp phần phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, cũng như đưa bộ mặt nông thôn của xã ngày càng khởi sắc.

Qua khảo sát các hộ nuôi trên địa bàn, căn cứ vào các tiêu chí chung của dự án đã chọn được 12 hộ dân của 2 xã để lựa chọn làm điểm triển khai dự án. Xã Khánh Tiên có 8 hộ, quy mô 2 ha; xã Yên Hòa có 4 hộ, quy mô 2 ha. Đây là những hộ có đủ năng lực, kinh nghiệm kỹ thuật, khả năng đầu tư vốn sản xuất và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho các hộ trong vùng.

Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.