Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Rau Hái... Đô La

Trồng Rau Hái... Đô La
Ngày đăng: 02/03/2015

Ngày 25-2, làng nghề trồng rau Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) tổ chức lễ hội cầu bông. Đây là làng nghề trồng rau “độc nhất vô nhị” với kiểu làm ăn “làm tận gốc - bán tận ngọn” thu hút rất đông du khách nước ngoài.

Đồng rau thanh bình

Năm nào cũng thế, cứ đến mùng 7 Tết là làng nghề trồng rau Trà Quế (Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam) lại tưng bừng tổ chức lễ hội cầu bông. Dù là hội làng nhưng năm nào du khách cũng đến đông nghịt. Chính vì thế, là làng nghề chuyên làm nông nhưng nay người dân trong làng lại làm giàu bằng... du lịch.

Làng rau Trà Quế cách phố cổ Hội An chừng 3km về phía Đông Bắc. Làng rau này có hơn 300 năm tuổi và vẫn giữ nét thanh bình đến lạ. Làng rau nằm lọt thỏm giữa làng với đường vào quanh co theo những rặng chè tàu trông đẹp mắt. Trước những căn nhà cấp bốn ba gian đậm chất miền Trung là cánh đồng rau xanh mướt.

Để có được cánh đồng rau đẹp như tranh, người dân làng Trà Quế phải rất công phu từ khâu làm đất, bón phân, gieo hạt, tưới nước, làm cỏ cho đến thu hoạch. Công đoạn nào cũng được tỉ mẫn chăm chút. Chính vì vậy, thương hiệu “rau sạch Trà Quế” nổi tiếng khắp vùng. Nông phẩm của làng rau Trà Quế làm ra không đủ để cung ứng cho thị trường.

Căn nhà ông Lê Văn Bảy nhìn ra cánh đồng rau. Mấy đời nhà ông sống dựa vào cánh đồng, và nay ông đang làm giàu trên cánh đồng của cha ông để lại cũng với nghề trồng rau. Ông Bảy tự hào: “Nhờ cần cù, chịu khó và sáng tạo, đến nay, nông dân chúng tôi rất tự hào với thương hiệu “rau sạch Trà Quế”. Để có được thương hiệu này, chúng tôi chăm sóc cánh đồng rau như chăm sóc con cái mình. Có lẽ nhờ thế nên trời không phụ, dân làng đang làm giàu nhờ rau”.

Dạy vua đầu bếp… nấu ăn

Nhờ sống cạnh phố cổ Hội An, nơi hàng năm thu hút cả triệu du khách nên làng rau Trà Quế bỗng chốc trở thành điểm đến của du lịch sinh thái, du lịch xanh - loại hình du lịch vốn thu hút rất đông du khách phương Tây. Vì vậy, dân làng Trà Quế những người lớn tuổi thì trồng rau, con cái đi học làm du lịch. Học xong, quay về làng, mở tour tham quan cánh đồng làng, hướng dẫn du khách nấu ăn, trồng rau để kiếm đô la.

Anh Lê Văn Hải, con trai ông Lê Văn Bảy đang hướng dẫn cho hai du khách người Ý cách chế biến, nấu các món rau làng làm ra. Tham gia lớp học này từ sáng đến chiều, cặp du khách người Ý phải trả cho anh Hải 50USD. Hai du khách này rất thích thú và đăng ký thêm các dịch vụ khác của làng.

Anh Hải hào hứng: “Mỗi tháng gia đình tôi đón hàng trăm lượt khách nước ngoài đến tham quan và tham gia các lớp học nấu ăn nên gia đình cũng khấm khá. Mỗi tháng, gia đình tôi thu nhập hàng chục triệu đồng từ du lịch. Nhờ làm du lịch mà đời sống người dân ở đây trở nên khá giả. Bản thân tôi cũng đã từng dạy nấu ăn cho vua đầu bếp Yan Can Cook làm món “tôm hữu” (món ăn được chế biến từ tôm, thịt kẹp với hành, rau thơm Trà Quế - PV), món ăn được “khai sinh” từ bàn tay người dân Trà Quế”.

Có lẽ cánh đồng rau Trà Quế là cánh đồng “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Bởi lẽ, người nông dân nơi đây trồng rau nhưng mỗi năm đón đến cả triệu du khách và làm giàu nhờ làm du lịch.


Có thể bạn quan tâm

Điệp Khúc Được Mùa Rớt Giá Nông Dân Lúng Túng Tìm Lối Ra Điệp Khúc Được Mùa Rớt Giá Nông Dân Lúng Túng Tìm Lối Ra

Cuối tháng 10 vừa qua, tỉnh Lâm Đồng đã phải cầu cứu các siêu thị ở TPHCM hợp tác để tiêu thụ cà chua cho nông dân. Sau 1 tuần, hệ thống siêu thị Co.opMart, BigC vào cuộc và mở chiến dịch vận động người dân TPHCM “Ăn cà chua giúp nông dân Lâm Đồng”, giá cà chua từ mức 10.000 đồng/3kg đã kéo lên được 15.000 đồng/2kg tại các chợ truyền thống. Trước đó là vụ vải thiều Bắc Giang, hành tây…

09/11/2014
Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt Trồng Hồ Tiêu Không Theo Quy Hoạch Nông Dân Sẽ Trả Giá Đắt

Thế nhưng, theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, diện tích hồ tiêu của tỉnh là 11.734 ha. Trong đó, tiêu kinh doanh 7.530 ha, tiêu kiến thiết cơ bản 3.715 ha, tiêu trồng mới 489 ha. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh khoảng 15.000 ha.

13/11/2014
Đổi Đời Nhờ… Mạng Đổi Đời Nhờ… Mạng

Áo thôi ướt đẫm mồ hôi, chân tay cũng không còn bị xi măng bám chặt, ông Bùi Văn Hoàng, ở thôn 1, xã Nghĩa Dõng (TP.Quảng Ngãi) hiện nay chỉ cần bỏ ra khoảng 1 giờ mỗi ngày để thu hoạch nấm bào ngư. Cười tươi rói bên trại nấm bào ngư và nấm linh chi đang đến kỳ thu hoạch, ông Hoàng bộc bạch: “Trước làm phụ hồ, cả ngày vất vả mà thu nhập chỉ khoảng 200 nghìn. Còn giờ, mới nửa tháng thu nấm sò, tôi đã bỏ túi 6 triệu đồng”.

13/11/2014
Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao Cà Phê Ghép Cho Năng Suất Cao

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

09/11/2014
Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã Đến Ngày Thu Hoạch, Hàng Trăm Công Lúa Bị Đổ Ngã

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

09/11/2014