Trồng Rau Diếp Cá Đạt Lợi Nhuận Cao

Thời gian qua, một số nông dân tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trồng rau diếp cá cho lợi nhuận khá cao. Người đầu tiên mang rau diếp cá về trồng tại xã Láng Biển là vợ chồng chị Huỳnh Ngọc Diệp.
Trước đây gia đình chị Diệp rất khó khăn, không có đất sản xuất, phải đi làm mướn quanh năm nhưng vẫn không đủ sống. Năm 1994, vợ chồng chị đến xã Láng Biển, huyện Tháp Mười sinh sống và thuê đất làm ruộng. Tuy nhiên, do đất nhiễm phèn, cây lúa cho năng suất kém, dẫn đến mắc nợ hàng trăm triệu đồng.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, tìm hiểu nhiều loại cây trồng, tháng 8/2010, vợ chồng chị Diệp chọn rau diếp cá trồng thử trên diện tích 2.000m2 đất, tổng số vốn đầu tư ban đầu 46 triệu đồng (gồm tiền thuê đất, mua máy bơm nước và đầu tư hệ thống tưới phun...). Sau 3 tháng chăm sóc, 2 công rau diếp cá đạt năng suất khá cao, thời gian thu hoạch kéo dài, bình quân mỗi ngày gia đình chị Diệp thu hoạch 300 kg rau, bỏ mối cho thương lái với giá 20.000 đồng/kg, thu nhập 600.000 đồng/ngày... trừ chi phí đầu tư, gia đình chị Diệp còn lời khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Theo chị Diệp, trồng rau diếp cá, nặng vốn nhất là phải đầu tư hệ thống tưới phun, vì nếu không đầu tư thì không thể canh tác nhiều và hiệu quả không cao. Tuy nhiên cái lợi chỉ đầu tư một lần, những năm tiếp theo có thể sử dụng đường ống cũ. So với trồng lúa thì trồng rau diếp cá hiệu quả hơn nhiều.
Hiện vợ chồng chị Diệp đã trả hết nợ và còn tích lũy được một số vốn. Để chủ động cho đầu ra của sản phẩm, vợ chồng chị Diệp liên hệ thêm các nguồn tiêu thụ rau trong và ngoài tỉnh. Từ thành công của gia đình chị Diệp, nhiều gia đình tại xã Láng Biển đã trồng rau diếp cá, trong đó những hộ nghèo và cận nghèo cũng được vợ chồng chị Diệp hỗ trợ cây giống. Theo vợ chồng chị Diệp, trồng rau diếp cá mang lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên người trồng rau cũng lo lắng về đầu ra của sản phẩm và yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Nên bón lót lân nung chảy (Ninh Bình, Văn Điển) để ém phèn ngay từ đầu và cung cấp lân cho cây lúa HT phát triển tốt. Lượng bón từ 200-400kg/ha tùy độ phèn của đất. Nên xử lý hạt giống bằng K-Humate (1/2 lít cho 100kg giống) làm tăng sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm, tăng sức sống hạt giống (sử dụng loại có hàm lượng K-Humate cao như Vina Super Humate của Hoa Kỳ).

Rắn mối là động vật sống hoang giả, để nuôi loại động vật này, người nuôi phải am hiểu về tập tính sống của chúng- đó là lời tâm sự của anh Dương Tấn Lạc ở ấp Phú Lợi, xã Bình Phú, thành phố Bến Tre.

Từ bài viết về “Nuôi cá bống tượng mùa lũ” (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng lồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ, mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000 - 450.000đ/kg, rất hấp dẫn (thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, lồng, bè, bể.., Nhưng mấu chốt về kỹ thuật, chính là con giống và và biện pháp thuần dưỡng.

Những ngày gần đây, nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã bước vào vụ hái cà phê, sớm hơn gần tháng so với mọi năm. Năm nay do nhiều nguyên nhân dẫn tới cà phê chín sớm, khiến nhiều chủ vườn khổ vì hái cà phê trong khi thời tiết đang mưa nhiều.

Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng..