Trồng Rau Diếp Cá Đạt Lợi Nhuận Cao

Thời gian qua, một số nông dân tại xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư trồng rau diếp cá cho lợi nhuận khá cao. Người đầu tiên mang rau diếp cá về trồng tại xã Láng Biển là vợ chồng chị Huỳnh Ngọc Diệp.
Trước đây gia đình chị Diệp rất khó khăn, không có đất sản xuất, phải đi làm mướn quanh năm nhưng vẫn không đủ sống. Năm 1994, vợ chồng chị đến xã Láng Biển, huyện Tháp Mười sinh sống và thuê đất làm ruộng. Tuy nhiên, do đất nhiễm phèn, cây lúa cho năng suất kém, dẫn đến mắc nợ hàng trăm triệu đồng.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, tìm hiểu nhiều loại cây trồng, tháng 8/2010, vợ chồng chị Diệp chọn rau diếp cá trồng thử trên diện tích 2.000m2 đất, tổng số vốn đầu tư ban đầu 46 triệu đồng (gồm tiền thuê đất, mua máy bơm nước và đầu tư hệ thống tưới phun...). Sau 3 tháng chăm sóc, 2 công rau diếp cá đạt năng suất khá cao, thời gian thu hoạch kéo dài, bình quân mỗi ngày gia đình chị Diệp thu hoạch 300 kg rau, bỏ mối cho thương lái với giá 20.000 đồng/kg, thu nhập 600.000 đồng/ngày... trừ chi phí đầu tư, gia đình chị Diệp còn lời khoảng 10 triệu đồng/tháng.
Theo chị Diệp, trồng rau diếp cá, nặng vốn nhất là phải đầu tư hệ thống tưới phun, vì nếu không đầu tư thì không thể canh tác nhiều và hiệu quả không cao. Tuy nhiên cái lợi chỉ đầu tư một lần, những năm tiếp theo có thể sử dụng đường ống cũ. So với trồng lúa thì trồng rau diếp cá hiệu quả hơn nhiều.
Hiện vợ chồng chị Diệp đã trả hết nợ và còn tích lũy được một số vốn. Để chủ động cho đầu ra của sản phẩm, vợ chồng chị Diệp liên hệ thêm các nguồn tiêu thụ rau trong và ngoài tỉnh. Từ thành công của gia đình chị Diệp, nhiều gia đình tại xã Láng Biển đã trồng rau diếp cá, trong đó những hộ nghèo và cận nghèo cũng được vợ chồng chị Diệp hỗ trợ cây giống. Theo vợ chồng chị Diệp, trồng rau diếp cá mang lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên người trồng rau cũng lo lắng về đầu ra của sản phẩm và yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Suối Cá Thần, Cửa Hà, chùa Ngọc Châu..., huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) còn có nhiều tiềm năng để phát triển công - nông - lâm nghiệp.

Giá tiêu cao ngất ngưởng khiến cả ngàn hộ nông dân ở các tỉnh Tây nguyên đổ xô trồng, thậm chí còn phá luôn cả cà phê để trồng.

Doanh nghiệp vừa thiếu nguyên liệu, vừa phải cạnh tranh về giá và đối phó với rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu.

Sáng 14/6, một số nhà vườn tại Đà Lạt cho biết, giá một số loại hoa cắt cành liên tục giảm từ cuối tháng 4 đến nay và đang rất khó bán. Hầu hết các loại hoa đều đã giảm từ 50% - 70% trong đó giảm nhiều nhất là hoa cúc các loại.

Bảo quản tôm sau thu hoạch là một khâu quan trọng nhằm làm tăng giá trị sản phẩm. Trước khi thu hoạch tôm cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu như tấm bạt bằng nhựa, rổ và xô nhựa, thùng cách nhiệt, nước sạch để rửa tôm, nước đá sạch để gây chết và bảo quản tôm.