Trồng Rau Cần VietGAP Thu 600 Triệu Đồng/ha

Với diện tích trên 150ha, thu nhập bình quân lên đến 400 - 600 triệu đồng/ha/năm, rau cần đã và đang trở thành cây trồng chủ lực giúp nhiều hộ dân ở xã Hoàng Lương (Hiệp Hòa, Bắc Giang) có của ăn của để, thành triệu phú.
Thu hàng trăm triệu mỗi năm
Về Hoàng Lương vào thời điểm này, trên cánh đồng đâu đâu cũng thấy bà con đang tấp nập thu hoạch rau cần. Anh Hoàng Văn Tú ở thôn Thanh Lâm vui vẻ nói: “Nhà tôi, trồng 8 sào cần, mỗi năm thu hoạch 4 lứa, trừ chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, cũng bỏ túi không dưới 200 triệu đồng”.
Từng được xếp vào danh sách hộ nghèo nhất xã, nhưng nhờ mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cần mà giờ đây, gia đình ông Nguyễn Văn Cát ở thôn Đại Thắng đã thoát nghèo và vươn lên khá giả, thu nhập mỗi năm đạt tới hàng trăm triệu đồng. Ông Cát phấn khởi khoe: “Hiện, giá rau cần bán buôn đạt 2.000 đồng/kg, còn bán lẻ được 2.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí trung bình mỗi sào tôi thu về 20 triệu đồng/năm. Chọn cần làm cây thoát nghèo quả là bước đi đúng đắn”.
Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Nguyễn Văn Quế - Chủ tịch UBND xã Hoàng Lương cho biết: Hiện Hoàng Lương có trên 150ha đất trồng rau cần, phân bố đều ở 10 thôn của xã với 800 hộ tham gia.
Sản xuất rau cần VietGAP
Ông Quế cho biết, để khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng rau cần, từ năm 2011 đến nay, UBND xã đã trích ngân sách khoảng 100 triệu đồng/năm để mở các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc BVTV cho nông dân.
Hiện, công tác xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ rau cần VietGAP của Hoàng Lương đã hoàn thành, chỉ chờ Cục BVTV về kiểm tra lại lần cuối vào tháng 11.
Bà Hoàng Thị Tiến - Phó phòng Nông nghiệp huyện Hiệp Hòa
Đặc biệt, tháng 5.2013, UBND huyện Hiệp Hòa đã ký quyết định thành lập Hội Sản xuất, tiêu thụ rau cần Hoàng Lương, do ông Nguyễn Văn Tỉnh - Trưởng thôn Thanh Lâm làm Chủ tịch Hội, đồng thời triển khai mô hình sản xuất và tiêu thụ rau cần VietGAP với 128 hộ tham gia, chia thành 21 lô sản xuất tập trung với diện tích 10ha.
Ông Nguyễn Văn Tập – cán bộ khuyến nông xã cho hay: “Tham gia mô hình, nông dân được hỗ trợ cây giống với mức 180.000 đồng/sào, gần 75.000 đồng/sào cho phân bón, thuốc BVTV; được cấp phát sổ theo dõi hàng ngày và đi tham quan các mô hình sản xuất rau an toàn trong và ngoài tỉnh… Hiện, mô hình trồng cần VietGAP đã cho thu hoạch 2 vụ, hiệu quả kinh tế rất cao” - ông Tập nói thêm.
Được biết, với việc đẩy mạnh sản xuất rau cần theo hướng hàng hóa, áp dụng quy trình VietGAP, thu nhập của người dân Hoàng Lương được cải thiện rõ rệt, hiện đã đạt bình quân trên 20 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 5%.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ông Trần Văn Tường (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn 2 năm “dám nghĩ dám làm”, mạnh dạn đưa con vịt trời từ đất Bắc về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

Những năm gần đây, mô hình nuôi gà thả vườn đã đem lại nguồn thu cho nhiều hộ chăn nuôi; Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao, việc chọn con giống tốt và cải tiến phương pháp chăn nuôi là rất quan trọng.

Đầu tư xây dựng 5 năm với tổng diện tích 99 ha, tuy chưa hoàn thiện nhưng trại chăn nuôi heo giống cấp 1 của Công ty TNHH chăn nuôi Lộc Phát 2 liên kết với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam ở ấp 7, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước) xứng danh trại heo giống hiện đại và lớn nhất Đông Nam Á hiện nay…

Chót cùng mảnh đất cực Nam Tổ quốc có bãi cát ven biển (thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), trải dài từ ấp Khai Long qua Rạch Thọ, Rạch Tàu Đông đến Kinh Đào Tây. Nơi đây xuất hiện nguồn nghêu giống tự nhiên gần chục năm qua, giúp người nghèo địa phương có thêm sinh kế và thu nhập nhờ nghề cào nghêu bán giống.